Tăng cân trong thời kỳ mang thai là một điều cần thiết. Tuy nhiên nếu tăng quá nhiều sẽ dẫn đến những nguy hiểm cho cả mẹ và bé như mắc các bệnh cao huyết áp, tiểu đường…. Vậy làm thế nào để không “quá” cân khi mang thai?

 

 

Dưới đây là những cách giúp các bà mẹ hạn chế được việc tăng cân “phi mã” trong thai kỳ:

 

Ăn bữa sáng thật tốt

 

Nhiều người thường nghĩ bỏ bữa bữa sẽ hạn chế việc tăng cân. Tuy nhiên suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm. Bỏ bữa sẽ khiến bạn muốn ăn nhiều hơn vào bữa sau, hơn nữa sau 6 - 8 tiếng ngủ vào buổi tối cả bạn và em bé cần được cung cấp năng lượng vào buổi sớm trong ngày. Tình trạng thiếu năng lượng, cơn đói cồn cào do bỏ bữa làm bạn cảm thấy mệt mỏi, ủ rũ trong suốt buổi sáng.

 

Lên kế hoạch cho bữa ăn

 

Hãy nghĩ về những gì bạn sẽ ăn trong bữa sáng - để bạn vừa cung cấp được lượng dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của con, vừa hạn chế được sự tăng cân của mình. Hãy ăn những loại thức ăn nhẹ nhàng như cà rốt, rau trộn, hoa quả và ngũ cốc nguyên hạt. Nếu không có kế hoạch, bạn rất có thể sẽ bị “cám dỗ” vào nhiều loại thức ăn “bắt mắt” và có quá nhiều chất dinh dưỡng khác.

 

Chọn những loại thức ăn ít đường, béo và nhiều chất xơ

 

Tránh chọn những loại hoa quả đóng hộp - chúng “giấu” đường rất giỏi.

 

Nếu cần chọn một loại thức phẩm nào đó có chứa đường và chất béo cho sự phát triển của con thì tốt nhất bạn nên uống sữa. Sữa có thể giúp bạn ngăn ngừa tích trữ hàm lượng đường cao trong máu đồng thời cung cấp đủ chất béo cần thiết. Một thực tế là bạn sẽ cảm thấy đói sau 20 phút khi ăn những thức ăn chứa hàm đường cao, vì đường giúp sản xuất ra insulin, gia tăng glucoza trong máu khiến bạn luôn cảm thấy đói, mệt mỏi và thèm ăn chất ngọt. Chất xơ giúp cho bạn cảm thấy no hơn và loại bỏ được những chất béo dư thừa.

 

Ăn các thực phẩm nướng, luộc hoặc hấp

 

Tránh ăn những thực phẩm được chiên, rán hay xào với quá nhiều dầu mỡ. Thay vào đó hãy ăn những thực phẩm được chế biến thông qua biện pháp nướng, luộc hoặc hấp, ngay cả khi vào nhà hàng, bạn cũng có thể yêu cầu nhà hàng chế biến theo yêu cầu của mình.

 

Lên kế hoạch mua sắm

“Hãy đi chợ với một cái bụng no” - đó là câu nói hài hước cho lời khuyên này. Nghĩa là bạn hãy lên sẵn danh sách những thứ cần mua theo những tính toán cân đối về dinh dưỡng và ngân sách của mình. Tránh đi mua sắm một cách tùy hứng, nó sẽ khiến bạn nạp vào dạ dày mình rất nhiều thứ làm bạn tăng cân “phi mã”.

 

Hãy ăn lót dạ trước khi đi dự tiệc hay ăn cơm khách

 

Khi bạn đi dự tiệc hay đi ăn cơm khách với một cái dạ dày “lưng lửng” nó sẽ khiến bạn bớt bị “cám dỗ” bởi những món ăn bạn đang cố gắng ăn kiêng.

 

Uống ít nhất 8 cốc nước một ngày

 

Sự thiếu nước đôi khi làm bạn cảm thấy đói. Nếu bạn đã lên kế hoạch sẵn cho việc ăn uống của mình mà vẫn cảm thấy đói, có thể bạn cần phải uống nhiều nước hơn nữa. Nước không chỉ quan trọng với cơ thể, với thai nhi, nó còn giúp bạn ngăn chặn được cảm giác đói và thèm ăn.

 

Từ chối ăn quá nhiều để vừa lòng người khác

 

Mọi người xung quanh bạn thường muốn bà bầu ăn càng nhiều càng tốt, nhưng bạn biết chắc rằng chế độ ăn uống của bạn đã đủ rồi. Đừng cố ăn vì nể hay để làm hài lòng bất cứ một ai. Bạn vẫn có thể lịch sự nói lời cảm ơn với họ và từ chối bằng một lý do khéo léo nào đó.

 

Ăn chậm và nhấm nháp

 

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi ta ăn với một ai đó sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn 750 calories so với ăn một mình. Chính vì thế hãy nhấm nháp những loại đồ ăn bạn thích trong ngày. Tới bữa ăn, hãy ăn thật chậm, nhai kỹ. Nó sẽ kiềm chế bạn ăn nhiều hơn khi ăn cùng người khác và giúp bạn cảm nhận được hương vị thơm ngon của thức ăn.

 

 

 

                                                                                 Theo DanTri

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục