Lấy mẫu thịt chó sống để xét nghiệm tìm vi khuẩn tả.

Lấy mẫu thịt chó sống để xét nghiệm tìm vi khuẩn tả.

Phòng chống dịch không phải là cứ chờ dịch đến thì mới đầu tư. Còn với công tác kiểm nghiệm ATVSTP còn nhiều "lỗ hổng" cần được "lấp đầy", từ việc đào tạo nhân lực cho đến trang bị các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị... Đây là những vấn đề chính được đưa ra chấn chỉnh trong Hội nghị triển khai công tác phòng chống dịch và kiểm nghiệm ATVSTP diễn ra ngày 25/5 tại Hà Nội do Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn chủ trì.

Dịch bệnh - đến hẹn lại lên?

Đẩy mạnh truyền thông về vệ sinh an toàn thực phẩm

Tại buổi giao ban thường kỳ của Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) ngày 25/5 tại Hà Nội. Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu, công tác truyền thông, giáo dục trong cộng đồng về ATVSTP chính là yếu tố quyết định trong nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe người dân. Ý kiến các thành viên của Ban Chỉ đạo đều cho rằng công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức cho người dân, đặc biệt đối với khu vực nông thôn phải được quan tâm đúng mức hơn nữa. Để công tác tuyên truyền được hiệu quả, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu trước 30/6/2010,Bộ Y tế trình Chính phủ đề án truyền thông (trong đó nêu rõ kinh phí) đối với công tác ATVSTP.

Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng, trong 5 tháng đầu năm, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp với sự nổi lên của một số bệnh như cúm A/H5N1, tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả, sốt xuất huyết (SXH)... Tính từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận 7 trường hợp dương tính với cúm A/H5N1 ở người, trong đó 2 ca tử vong tại 6 tỉnh, thành phố là Điện Biên, Hà Nội, Tuyên Quang, Khánh Hòa, Tiền Giang và Bình Dương. Các trường hợp nhiễm cúm A/H5N1 trên người được ghi nhận đồng thời với thời điểm có dịch cúm trên gia cầm. Dịch SXH tính đến ngày 9/5, cả nước ghi nhận gần 13.000 trường hợp mắc, trong đó 12 ca tử vong. Các trường hợp mắc chủ yếu tại khu vực phía Nam. Mặc dù số ca mắc SXH chung trong cả nước giảm so với cùng kỳ nhưng lại có dấu hiệu gia tăng cục bộ ở một số địa phương như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bạc Liêu, Đồng Tháp...

Dịch tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả cũng đã ghi nhận đến 44 trường hợp mắc trong 5 tháng đầu năm tại 9 địa phương. Tỉnh đầu tiên ghi nhận ổ dịch tả trong năm 2010 là An Giang được nhận định là ổ dịch xâm nhập từ Campuchia sang. Chỉ đến khi dịch lan rộng với 17 trường hợp dương tính (trong đó có 12 bệnh nhân là người Campuchia sang điều trị tại cơ sở y tế của Việt Nam), y tế An Giang mới nhận được thông báo tại Campuchia đang có dịch tả bùng phát dữ dội ở 6 tỉnh, thành phố của nước này. Theo đại diện Sở Y tế An Giang, không chỉ có vướng mắc trong việc phía bạn thông tin chậm mà còn bởi sự chủ quan của chính quyền chỉ khi có dịch thì mới duyệt chi tiền chống dịch. "Tiền cho phòng chống dịch không thiếu nhưng chỉ khi có dịch mới có tiền", vị đại diện Sở Y tế An Giang bức xúc, "như vậy là chúng ta mới chỉ chống dịch chứ chưa phòng dịch, trong khi đó kế hoạch hàng năm phải dành ít nhất 30% ngân sách địa phương cho YTDP theo nghị quyết của Quốc hội". Chỉ đạo về vấn đề này, Thứ trưởng Trịnh Quân Huấn yêu cầu, giám đốc Sở Y tế các địa phương khi báo cáo kế hoạch hàng năm thì đề nghị kinh phí cho y tế dự phòng phòng chống dịch và gửi một bản về Bộ Y tế để theo dõi, nếu tỉnh nào không thực hiện thì báo cáo trước Quốc hội, Chính phủ. Thứ trưởng Bộ Y tế cũng đề nghị, đại biểu Quốc hội ngành y tế cần đưa vấn đề này ra trong kỳ họp Quốc hội để tạo điều kiện cho y tế dự phòng thực hiện nhiệm vụ đầy đủ và hiệu quả. Ngoài ra, Thứ trưởng cũng giao trách nhiệm cho các Trung tâm YTDP tỉnh hàng tháng kiểm tra lượng clo dư trong nước sinh hoạt cuối nguồn, nếu phát hiện không đạt tiêu chuẩn thì báo cáo chủ tịch UBND tỉnh và đề nghị nhà máy nước đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu xảy ra dịch tả bùng phát.

Về phòng chống dịch SXH, Thứ trưởng yêu cầu chương trình phòng chống SXH xem xét lại hiệu quả phun thuốc diệt muỗi ở các địa phương, các chỉ số sau khi phun thuốc có đạt không bởi vẫn có tình trạng sau khi phun thuốc mà mật độ muỗi vẫn nhiều. Thứ trưởng Trịnh Quân Huấn cũng cho biết, Bộ Y tế đã giao nhiệm vụ cho ba Viện sốt rét-ký sinh trùng-côn trùng trung ương, Quy Nhơn và TP.HCM tham gia vào công tác giám sát muỗi, véc tơ truyền bệnh để phòng chống SXH.

Cần đưa mã ngành thực phẩm vào chương trình đào tạo

Đây là ý kiến được lãnh đạo Bộ Y tế và những người làm công tác ATVSTP ủng hộ. Bởi lẽ, nhân lực cho công tác này ở nhiều địa phương còn rất thiếu, đặc biệt là cán bộ có trình độ đại học. Người làm công tác kiểm nghiệm ATVSTP chủ yếu là kỹ sư hóa được đào tạo trong các trường khối khoa học tự nhiên, một số là bác sĩ không được đào tạo bài bản về chuyên môn kiểm nghiệm thực phẩm. TS. Lê Hoàng Ninh, Viện trưởng Viện Vệ sinh y tế công cộng TP.HCM cho rằng, nên chăng chúng ta cần có chương trình đào tạo về hóa thực phẩm cơ bản cho cán bộ YTDP. Theo TS. Ninh, hiện nhiều cán bộ làm công tác ATVSTP không nắm rõ những bước cơ bản của công việc này, thiếu điều tra dịch tễ trong khi đây là điều hết sức cần thiết.

Bên cạnh đó, hiện cả nước chỉ có duy nhất một viện kiểm nghiệm ATVSTP mang tính quốc gia nhưng mới được thành lập từ năm 2009, cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu, khối labo vẫn phải đặt nhờ ở Viện dinh dưỡng, hệ thống thiết bị còn thiếu, không đồng bộ. Tuyến khu vực có các viện: Vệ sinh y tế công cộng TP.HCM, VSDT Tây Nguyên và Pasteur Nha Trang. Các viện này cũng không thể đáp ứng được yêu cầu kiểm nghiệm thực phẩm luôn luôn "nóng". Còn lại, ở tuyến tỉnh việc kiểm nghiệm hóa thực phẩm do các Trung tâm YTDP và Chi cục ATVSTP thực hiện nhưng sự phối hợp chưa chặt chẽ. Về vấn đề kinh phí cho công tác kiểm nghiệm ATVSTP cũng chỉ như muối bỏ biển. Về vấn đề này, đại diện Chi cục ATVSTP Quảng Trị cho biết: Chi cục được cấp 200 triệu đồng nhưng phải làm đến hơn 2.000 mẫu mà chủ yếu là vi sinh (!). Chưa tính đến năng lực chỉ đáp ứng được khoảng 50% số mẫu vi sinh thì với khoản kinh phí đó, quả là một thách thức lớn.

Về quy chuẩn đối với việc sản xuất kinh doanh thực phẩm, theo Thứ trưởng Bộ Y tế, khi quy chuẩn này được đưa ra thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến 9,7 triệu hộ sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Nhưng đây là yêu cầu cần thiết và cấp bách để đảm bảo sức khỏe, tính mạng của người dân. Để đảm bảo ATVSTP "từ trang trại đến bàn ăn", việc của ngành y tế là hậu kiểm, phát hiện sớm những nguy cơ đối với sức khỏe trong thực phẩm được người dân sử dụng hàng ngày.

                                                                              Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Cảnh báo biến chứng nguy hiểm từ phương pháp căng da mặt bằng chỉ không an toàn

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh cho biết, căng da bằng chỉ là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên biến chứng căng chỉ gây ra nhiễm khuẩn là vô cùng tai hại.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn 

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã tiến hành cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn nguy hiểm đến tính mạng dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Bệnh viện Việt Đức.

Thành phố Hòa Bình lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là hành động ý nghĩa, nhân văn, nghĩa cử cao đẹp, góp phần cứu sống, mang lại hạnh phúc cho nhiều bệnh nhân cần máu tại các cơ sở y tế. Thời gian qua, Ban Chỉ đạo (BCĐ) vận động HMTN TP Hòa Bình đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của phong trào HMTN. Qua đó, ngày hội HMTN hàng năm tổ chức tại địa bàn đã tiếp nhận hàng nghìn đơn vị máu do cán bộ, công chức, chiến sỹ, đoàn viên, thanh niên và người dân chia sẻ.

Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục