Trẻ không được tắm nắng sẽ rất dễ bị còi xương vì thiếu vitamin D

 

Nguyên nhân thường gặp nhất làm cho trẻ em bị còi xương là thiếu vitamin D. Nguyên nhân thiếu vitamin D là do thiếu cung cấp (ít được tắm nắng, da sậm màu, trẻ sinh non, trẻ quá bụ bẫm...), mất vitamin D qua thận, còi xương kháng vitamin D. Bệnh còi xương xảy ra nhiều ở trẻ dưới 3 tuổi, cao nhất ở lứa tuổi 3-18 tháng. Tỉ lệ trẻ thấp còi ở VN, theo số liệu điều tra năm 2007 của Viện Dinh dưỡng là 33,9%, nằm trong 20 nước có tỉ lệ thấp còi cao nhất thế giới.

Tắm nắng cho trẻ. Ảnh: HỒNG THÚY
 
Chỉ cần 15-30 phút/ngày
 
Nguồn vitamin D chính yếu cung cấp cho trẻ  là nhờ tắm nắng. Dưới tác dụng của tia tử ngoại từ ánh nắng mặt trời, các tiền vitamin D có sẵn dưới da sẽ hoạt hóa chuyển thành vitamin D3 (cholecalciferol). Ở những nơi thiếu ánh nắng mặt trời, việc cung cấp vitamin D phụ thuộc nhiều vào chế độ ăn.
 
Gần đây người ta còn phát hiện vitamin D có vai trò rất lớn trong sự tăng trưởng, miễn dịch chống bệnh tật, phòng ngừa ung thư và nhiều lợi điểm khác. Mỗi ngày chỉ cần tắm nắng từ 15-30 phút là đã đủ vitamin D cần thiết cho nhu cầu của cơ thể trẻ.
 
Cơ thể trẻ thiếu vitamin D sẽ dẫn đến thiếu canxi do vitamin D có vai trò rất quan trọng trong sự hấp thu canxi và phospho từ ruột. Hậu quả là ảnh hưởng đến việc phát triển của hệ xương, gây ra còi xương. Trẻ thiếu canxi có các biểu hiện: Quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra nhiều mồ hôi khi ngủ, rụng tóc hình vành khăn vùng sau gáy, chậm mọc răng, thóp rộng, bướu đỉnh đầu hoặc trán dô, giảm trương lực cơ, chậm phát triển vận động (chậm biết lật, biết bò, đi, đứng...).  Còi xương nặng sẽ có các di chứng: Vòng cổ chân, cổ tay, chân cong hình chữ X, chữ O; chuỗi hạt sườn, rãnh Harrison, ức gà...
 
Phải tắm nắng trực tiếp
 
Tuy nhiên, việc tắm nắng cho trẻ cần phải lưu ý là phải để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài và chỉ tắm trước 9 giờ hay sau 17 giờ; phải tắm nắng trực tiếp chứ không đứng khuất sau lớp kính cửa sổ. Đã có những bà mẹ ngày nào cũng tắm nắng cho con 30 phút mà trẻ vẫn còi xương. Khi tìm hiểu, bác sĩ đã phát hiện bà mẹ này tắm nắng cho con bằng cách đứng ở cửa sổ, sau lớp kính đóng kín để tránh gió, không biết rằng lớp kính đã ngăn hết các tia tử ngoại.
 
Trẻ còi xương cần được bổ sung vitamin D theo chỉ định của bác sĩ, tắm nắng đúng cách và kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý hoặc bổ sung canxi. Tuy nhiên, cần hiểu vitamin D có thể tích lũy lâu dài trong cơ thể, do đó nếu uống quá nhiều sẽ ngộ độc, trẻ sẽ biếng ăn, nôn ói do tăng áp lực nội sọ, tăng canxi trong máu và trong nước tiểu dẫn đến có thể gây ra sỏi thận và vôi hóa thận.
 
Cũng nên lưu ý là trẻ bụ bẫm vẫn có thể thiếu vitamin D nếu tắm nắng không đủ, vì nhu cầu vitamin D của trẻ bụ bẫm cao hơn trẻ bình thường. Trẻ da sậm màu dễ bị thiếu vitamin D hơn những trẻ khác. Hàm lượng vitamin D trong sữa mẹ thấp nên trẻ bú mẹ vẫn phải được tắm nắng đều đặn.

Trẻ lớn cũng cần tắm nắng

Tránh quan niệm sai lầm là chỉ trẻ nhỏ mới cần tắm nắng, vì tỉ lệ trẻ lớn và ngay cả người lớn, người già do không tiếp xúc đầy đủ với ánh nắng mà bị còi xương cũng khá cao. Trẻ lớn thì nên tạo cơ hội chơi ở chỗ có ánh nắng. Với trẻ nhỏ, nếu ngủ dậy muộn và nắng đã gắt quá thì các bà mẹ có thể khắc phục bằng cách vẫn bế ra phơi, vạch áo cho ánh nắng rọi vào lưng, bụng và chân tay của trẻ nhưng nên đội nón hoặc đeo kính mát không để nắng chói làm hại mắt trẻ.

 

                                                                                      Theo NLĐ

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục