Hai trong số 4 doanh nghiệp dược liên quan tới "câu chuyện sản xuất Tamiflu” cho biết họ hoàn toàn không sai như kết luận của Thanh tra Chính phủ mới đây, và vì thế họ sẽ không hoàn trả cả triệu đôla vào ngân sách.

 

Khi mua nguyên liệu phục vụ việc sản xuất Tamiflu phòng cúm H5N1 theo đặt hàng của Bộ Y tế giai đoạn 2005-2006, 3 công ty (gồm Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm - Công ty TNHH Stada VN và Công ty Pymepharco) đã được nhận lại số tiền tổng cộng hơn 2,8 triệu đôla từ các nhà cung cấp nguyên liệu.

Theo Thanh tra Chính phủ, các công ty này đã thực hiện sai quy định tại điều 1, quyết định ngày 24/11/2005 của Thủ tướng về kế hoạch dự trữ Tamiflu và sản xuất thuốc có hoạt chất Oseltamivir theo quy định hiện hành về quy chế đấu thầu. Do đó số tiền 2,8 triệu đôla trên phải được hoàn trả cho ngân sách Nhà nước. Riêng Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long còn giữ lại số tiền trên 3,8 triệu đôla từ nhà cung cấp và để ngoài báo cáo tài chính, Thanh tra đề nghị chuyển cơ quan điều tra làm rõ.

Sản xuất thuốcTamiflu tại Hãng dược Hoffmann - La Roche (Thụy Sĩ) - Ảnh: roche.com

Trước thông tin trên, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm và Công ty TNHH Stada VN đã "phản pháo", cho rằng họ không hề làm sai.

Bà Trần Thị Đào Tổng giám đốc Imexpharm cho biết, trong sản xuất dược phẩm, do giá nguyên liệu quá cao, việc hao hụt trong sản xuất nếu có là rất lớn nên nhà cung cấp chấp nhận nếu như đơn vị của Việt Nam sản xuất một ký nguyên liệu dưới 10.000 viên thuốc thì họ sẽ bù lại khoản đó.

“Thực tế, một ký nguyên liệu chúng tôi chỉ sản xuất được hơn 9.000 viên nên 2,8 triệu USD là số tiền mà chúng tôi được nhà cung cấp nguyên liệu bù cho chênh lệch này”, bà Đào nói.

Cùng khẳng định 2,8 triệu USD không phải là tiền hoa hồng mà là tiền bồi thường thiệt hại bởi sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng ghi rõ trong thỏa thuận chuyển giao kỹ thuật giữa nhà cung cấp nguyên liệu với ba doanh nghiệp, Dược sĩ Ông Văn Dũng, Tổng giám đốc Công ty TNHH Stada VN, cho rằng việc thu chi số tiền này đã có báo cáo thuế rõ ràng.

Còn theo bà Đào: “Chúng tôi làm việc căn cứ vào hợp đồng kinh tế, nếu muốn kiện chúng tôi chỉ có tòa án kinh tế mới có quyền và vụ kiện phải do chủ thể dự án tức là nơi mua sản phẩm của chúng tôi có có thể kiện. Hơn nữa, hợp đồng đã thanh lý vào cuối năm 2007, về nguyên tắc là mọi chuyện đã xong”.

Từ việc khẳng định mình không sai, cả ông Dũng và bà Đào cho biết sẽ đấu tranh đến cùng và không có chuyện hoàn trả ngân sách.

Trước ý kiến cho rằng 4 công ty dược đã vận động hành lang, hoặc phải là "đệ tử ruột" của quan chức y tế nào đó, mới có "suất" tham gia sản xuất Tamiflu, bà Trần Thị Đào, Tổng giám đốc Imexpharm, giải thích: “Lúc bấy giờ, trước tình hình dịch bệnh phức tạp, cả thế giới cảnh báo và quan ngại chuyện thiếu thuốc, Bộ Y tế đã đến 10 doanh nghiệp dược trong nước để khảo sát khả năng có thể sản xuất thuốc của từng nơi. Bên cạnh đó, nếu nơi nào tìm được nguồn nguyên liệu để sản xuất kịp lúc thì sẽ được chọn”.

Ba công ty tìm được nguồn nguyên liệu đầu tiên và cũng có cơ sở đủ chuẩn là Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm, Công ty TNHH Stada VN, Công ty Dược và Vật tư y tế Phú Yên (Pymepharco); sau cùng là Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long. "Trong đó Stada VN là doanh nghiệp khởi xướng bởi họ có kinh nghiệm sản xuất thuốc kháng virus, thêm nữa họ có nguồn nguyên liệu”.

Bà Đào khẳng định, những cơ sở trên là nguyên nhân khiến doanh nghiệp của bà và ba công ty còn lại được chọn chứ không phải do đút lót hay do “chúng tôi là đệ tử ruột của ai”. Cũng theo bà Đào, các doanh nghiệp không được chọn thường vì các lý do như báo giá cao hơn hoặc không tìm được nguồn liệu, hoặc chưa đủ mạnh về tài chính để được tin tưởng giao tiền đầu tư.

Dược sĩ Ông Văn Dũng, Tổng giám đốc Công ty TNHH Stada VN, cũng cho biết, lúc bấy giờ, đây là chương trình tối mật quốc gia nên không thể thực hiện đấu thầu công khai. Bộ Y tế tổ chức đoàn khảo sát đến làm việc với các doanh nghiệp đủ khả năng sản xuất loại thuốc này. Sau khi làm việc với 10 đơn vị, một số đơn vị do một số lý do như thuốc quá mới ngại rắc rối, không đủ năng lực tài chính nhà nước không ứng tiền, hoặc không tìm được nguồn nguyên liệu nên không được chọn.

Trong “câu chuyện sản xuất Tamiflu”, cả ông Dũng và bà Đào đều cho rằng họ đã bị đẩy vào thế bí.

“Bộ Y tế lúc đầu thúc chúng tôi bằng mọi cách tìm được nguồn nguyên liệu, đến khi mỗi đơn vị bỏ ra 2 triệu USD để đặt cọc nguyên liệu thì Bộ Tài chính lại áp giá thành phẩm quá thấp. Nguy cơ bị lỗ là rất cao khi mỗi viên chỉ được định giá 1,75 USD tức là 27.700 đồng. Tuy nhiên nếu không sản xuất thì số tiền cọc bị mất là quá lớn nên chúng tôi đành ký hợp đồng theo kiểu ‘trót phóng lao phải theo lao’”, bà Đào nói.

Còn theo ông Dũng, hợp đồng của họ với Bộ Y tế là hợp đồng trên giá thành phẩm mà giá thành phẩm này do Bộ Y tế khảo sát giá với các nước trong khu vực, có ý kiến của Bộ Tài Chính. Ban đầu giá doanh nghiệp đưa ra là 1,9 USD một viên, sau đó giá trần được đặt ra là 1,8 USD, tuy nhiên cuối cùng giá chính thức được áp chỉ là 1,75 USD một viên.

“Thấy mình rơi vào cảnh dở chết dở sống, khả năng lỗ là chắc chắn, chúng tôi tích cực đàm phán nhưng không được đồng ý. Biết sẽ không lãi nhưng vì chuyện an sinh xã hội, vì cứu người và cũng nghĩ nếu có lỗ chắc cũng ít hơn số tiền đặt cọc 2 triệu USD nên chúng tôi đành chấp nhận ký hợp đồng”, ông Dũng nói.

 

                                                                             Theo VnExpress

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục