Cây và vị thuốc thường sơn.

Cây và vị thuốc thường sơn.

Thường sơn tên khoa học là Dichroa febrifuga, bộ phận dùng làm thuốc của thường sơn là rễ, thu hái vào tháng 8-10 rửa sạch, phơi khô, thái nhỏ, để sống hoặc tẩm rượu sao sẽ được tửu thường sơn. Theo đông y thuốc có vị đắng, không mùi, tính hàn. Thường sơn được chế biến sao vàng sẽ không gây nôn và ít độc hơn thường sơn để sống, phơi khô hoặc ngâm nước vo gạo.

Khi dùng chữa sốt rét, lấy dược liệu tán bột hoặc làm viên, mỗi ngày uống 6-12g với nước ấm hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Dùng một trong số bài thuốc sau:

Bài 1: Rễ thường sơn 8g, hậu phác, hạt cau, thảo quả (nướng mỗi thứ 6g); cam thảo, thanh bì, trần bì mỗi thứ 4g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

Bài 2: Rễ thường sơn (đồ với dấm) 8g, ô mai mơ (bỏ hạt) 4 quả, giã nhỏ làm viên uống với rượu vào sáng sớm, trước khi lên cơn.

Bài 3: Rễ thường sơn, hạt cau, miết giáp, mỗi thứ 12g; ô mai, táo tầu, mỗi thứ 3 quả, cam thảo, sinh khương, mỗi thứ 3 lát; sắc kỹ với nước rồi cô lên cho sền sệt, chia làm 2 lần uống trong ngày.

Bài 4: Rễ thường sơn, sài hồ, đảng sâm mỗi thứ 12g; đại táo 10g; bán hạ, hậu phác, thảo quả mỗi thứ 8g; cam thảo, hạt cau mỗi thứ 6g; gừng 4g, sắc uống ngày 1 thang.

Bài 5: Rễ thường sơn, đảng sâm, huyền sâm, mạch môn, sinh địa, thạch hộc mỗi thứ 12g; thạch cao 20g, quế chi 8g, sắc uống ngày 1 thang.

Bài 6: Rễ thường sơn, dây ký ninh (tẩm rượu, sao); vỏ vôi (tẩm nước gừng, sao), củ giềng, mỗi thứ 50g; thảo quả (nướng cháy vỏ), lá na (phơi khô) mỗi thứ 30g; gừng tươi 20g. Tất cả phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với hồ làm viên bằng hạt đỗ xanh. Người lớn mỗi lần 30-40 viên, trẻ em 5-10 tuổi mỗi lần 10-15 viên; trên 10 tuổi mỗi lần 20-25 viên uống với nước ấm trước khi có cơn, ngày 1 lần.

Bài 7: Rễ thường sơn, mần tưới, chỉ thiên, trần bì, hoắc hương, mỗi vị 12g sắc uống.

Bài 8: Rễ thường sơn 100g, thảo quả 80g, hà thủ ô trắng 50g; cam thảo nam, hạt cau, vỏ chanh, mỗi thứ 30g; miết giáp 20g. Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn, uống mỗi ngày 40g.

Bài 9: Rễ thường sơn 60g, tẩm rượu, phơi khô làm nhiều lần; thanh cao hoa vàng 40g, hạt cau già 20g thái nhỏ, sao. Tất cả tán bột mịn, trộn với bột nếp và đường làm viên bằng hạt ngô ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 2-3 viên.

Bài 10: Rễ thường sơn 80g, thảo quả 30g, quế chi 24g, hạt cau rừng 20g. Tất cả làm khô, tán nhỏ, rây bột mịn, trộn đều. Người lớn: mỗi lần 8-12g. Trẻ em 3-7 tuổi, mỗi lần 2g; 8-10 tuổi mỗi lần 4g; Trên 10 tuổi mỗi lần 6g uống với nước ấm, ngày 2 lần.

Chú ý: Phụ nữ có thai không được dùng.

                                                                                 Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục