Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó giám đốc Sở Y tế kiểm tra tình hình kinh doanh tại nhà thuốc Hà Việt (P. Đồng Tiến- TP. Hòa Bình)

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó giám đốc Sở Y tế kiểm tra tình hình kinh doanh tại nhà thuốc Hà Việt (P. Đồng Tiến- TP. Hòa Bình)

(HBĐT) - Vừa qua, Phó Thủ trướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã chỉ đạo Bộ Y tế chủ trì phát động cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”. Chỉ đến lúc này, những người hoạt động trong ngành y và ngay chính người dân mới giật mình nhìn lại thói quen sử dụng thuốc ngoại vốn đã tồn tại từ lâu. Dư luận băn khoăn với câu hỏi: Liệu đây có phải là thời cơ vàng để thuốc nội tăng tính cạnh tranh trên thị trường?

 

Có một thực tế dễ nhận thấy, với các mặt hàng thông thường, giá cả luôn là yếu tố ảnh hưởng lớn đến quyết định của người tiêu dùng. Cũng chính vì thế, mất một thời gian dài, hàng trong nước không đủ sức cạnh tranh với hàng tiểu ngạch của các nước lân cận, đặc biệt là tại khu vực nông thôn. Tuy nhiên, tâm lý này lại “đảo chiều” với mặt hàng thuốc. Không ít người dân có quan niệm, vì để chữa bệnh nên thuốc phải là loại tốt nhất. Họ cho rằng, giá thuốc tỷ lệ thuận với chất lượng, do đó, mặc cho thuốc sản xuất trong nước có thành phần, tác dụng tương tự thuốc nhập ngoại, giá thành có khi chỉ bằng một nửa nhưng vẫn không được người dân tin dùng.

 

Theo số liệu thống kê, thuốc sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ khoảng 55% nhưng tỷ lệ thuốc nội được sử dụng trong các bệnh viện chỉ ở mức khoảng 20%. Con số chênh lệch này cho thấy thị trường dược phẩm nội địa đang thực sự lép vế và chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của các daonh nghiệp dược nước ngoài. Chưa kể đến là hàng loạt loại thuốc bảo hộ độc quyền, câu kết độc quyền hoặc tự đoạt vị trí độc quyền có giá “trên trời” nhưng người tiêu dùng vẫn phải mua để sử dụng. Vì thế, vấn đề kiểm soát các loại thuốc độc quyền và thuốc sử dụng số lượng lớn là yêu cầu đặt ra đối với các ngành chức năng. Chỉ đến khi kiểm soát được vấn đề này mới hy vọng mở đường cho thuốc nội đoạt được vị trí cạnh tranh.  

 

Mặt khác, cũng phải thừa nhận rằng, thuốc là sản phẩm đặc thù và đã từ lâu người tiêu dùng không được quyền lựa chọn mà phụ thuộc vào kê đơn, chỉ dẫn của bác sĩ. Chúng tôi gặp bà Bùi Thị Mơ (P. Tân Hoà- TP Hoà Bình) đang loay hoay trước một cửa hiệu thuốc. Bà chia sẻ: Con trai tôi bị ốm, sốt cao, đau họng và ho. Bác sĩ chẩn đoán cháu bị viêm họng. Tôi định đi mua thuốc, song nếu theo đơn kê thì đắt quá. Cô dược sĩ có gợi ý chuyển sang dùng thuốc nội nhưng tôi băn khoăn. Không biết đổi thuốc liệu có còn hiệu quả không?

 

Nhìn vào đơn thuốc bà cầm trên tay, chúng tôi ngạc nhiên vì có tới 80% là thuốc ngoại, trong đó, không ít loại đã được sản xuất tại các Công ty dược nội địa. Thế mới thấy thuốc nội lép vế ngay trên sân nhà cũng là điều không khó lý giải. Liệu rằng, để tạo cơ hội cho “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”, có lẽ nào cần phải vận động “Bác sĩ Việt Nam ưu tiên kê thuốc Việt Nam” trước đã?

 

Trao đổi nhanh với ông Nguyễn Mạnh Hùng- Phó giám đốc Sở Y tế, chúng tôi được biết, hiện nay, chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện cuộc vận động chuyển tới các tỉnh. Tuy nhiên, ngay khi nhận được các văn bản hướng dẫn cụ thể, chúng tôi sẽ nhanh chóng tiến hành triển khai cuộc vận động đến mọi CB- CNVC trong toàn ngành y tế.

 

Hy vọng cùng với nỗ lực đó, cuộc vận động sẽ nhanh chóng được triển khai trong thời gian tới và thực sự trở thành động lực, góp phần tăng tính cạnh tranh cho thuốc nội trên thị trường trong nước.  

                                                                                   

                                                                                              Hải Yến

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục