Các bác sĩ khoa nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh khám, chẩn đoán cho trẻ bệnh.

Các bác sĩ khoa nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh khám, chẩn đoán cho trẻ bệnh.

(HBĐT)- Cả tuần nay, chị Chu Thị Hảo ở tổ 13, phường Tân Thịnh (thành phố Hoà Bình) phải gác mọi việc, dành toàn bộ thời gian để chăm sóc, chữa trị cho cậu con trai 9 tuổi đang mắc bệnh thuỷ đậu.

 

Chị cho biết: Lúc đầu, thấy cháu có biểu hiện ho nhẹ, kèm sốt lại đang có dịch sốt phát ban nên gia đình nghi là đó là triệu chứng bệnh này. Lo lắng vì cháu đang ôn thi đội tuyển học sinh giỏi cấp trường nên chị chỉ cho cháu dùng hạ sốt, kháng sinh sơ sơ và đều đặn đưa con đến lớp. Nào ngờ đến ngày thứ 3, cơ thể cháu mọc chi chít những mụn sần mọng nước, ban đầu chỉ là vài nốt ở trên da đầu, mấy tiếng sau đã nổi khắp mặt rồi nhanh chóng lan toàn thân. Nhìn con bệnh, lòng chị tê tái, héo hon. Chị đưa con đến bác sĩ khám, xác định cháu bị thuỷ đậu. Tiếp đó là những ngày chị cách ly, điều trị cho con theo hướng dẫn của thầy thuốc. Cứ 4h một lần, chị cho con tắm nước thuốc lá cây, rồi vừa bôi dung dịch Xanh Methylen, vừa uống thuốc. Những lúc thế này, chị vừa thương con, vừa thấm những lo lắng, nhọc nhằn khi chăm con ốm bệnh. Cũng theo chị Hảo, con trai chị chưa tiêm mũi vắc xin phòng bệnh thuỷ đậu.

 

Vài năm lại đây, bệnh thuỷ đậu không chỉ thường thấy ở trẻ nhỏ mà còn gặp ở người lớn. Theo chị Bùi Thị Mai – cán bộ chuyên trách chăm sóc sức khoẻ bà mẹ & trẻ em, Trạm y tế phường Phương Lâm (thành phố Hoà Bình), chỉ trong thời gian từ đầu tháng 4 đến nay đã có 6 ca mắc thuỷ đậu đến khám, tư vấn điều trị tại trạm, trong đó có 3 trường hợp là thanh niên độ tuổi từ 20- 27. Các đối tượng đến khám thường đã ở trong tình trạng xuất hiện các nốt sần trên cơ thể bởi đây là bệnh lây theo đường hô hấp và theo các nốt thuỷ đậu bị vỡ ra nên trên một cơ thể khi dịch tiết của thuỷ đậu chảy đến đâu sẽ xuất hiện các nốt thuỷ đậu đến đó. Theo kinh nghiệm dân gian, người mắc thuỷ đậu phải kiêng nước, không ra gió, tuyệt đối cách ly tránh khả năng lây bệnh ra những người xung quanh. Đối tượng trẻ độ tuổi đang đi học mắc bệnh phải nghỉ học, cách ly tại gia đình hoặc cơ sở y tế để điều trị khỏi, hạn chế mức độ lây lan thành dịch.

 

Từ đầu tháng 4 đến nay, bình quân mỗi ngày có hàng chục trường hợp đến khám, phát hiện mắc thuỷ đậu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, chủ yếu là trường hợp bệnh nhi. Bác sĩ Nguyễn Thanh Hải- phó khoa Nhi chia sẻ: gần đây, bên cạnh các ca tiêu chảy, sốt phát ban, xuất hiện nhiều trường hợp trẻ bị bệnh thuỷ đậu. Bệnh thuỷ đậu còn được dõn gian gọi là phỏng dạ hay trái rạ, có thể gặp ở độ tuổi thanh, thiếu niên, người lớn tuổi nhưng chủ yếu xuất hiện ở trẻ nhỏ – những đối tượng chưa có miễn dịch (chưa có kháng thể) chống lại vi rút Varicella Zoster. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không có biện pháp chăm sóc và điều trị đúng. Với trẻ mắc bệnh thuỷ đậu, các bác sĩ thường tư vấn cách ly, chăm sóc, điều trị cho trẻ tại gia đình cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh.

 

Các nốt sẩn của thuỷ đậu thường gây ngứa, nếu gãi làm xây xước hoặc làm vỡ nốt phỏng dễ bị nhiễm vi khuẩn. Do vậy, nếu người bệnh vệ sinh da không tốt và gãi làm xây xước khiến điều trị phức tạp hơn, gây hậu quả để lại sẹo sâu, khó hồi phục. Thường các nốt thuỷ đậu tồn tại trong vòng dưới 1 tuần sẽ dần bong vảy, xẹp và có thể để lại sẹo nhưng sẹo nông, sẽ biến mất sau một thời gian ngắn điều trị. Biến chứng hay gặp nhất của bệnh là bị nhiễm trùng dẫn đến tình trạng bệnh lâu khỏi, khi khỏi dễ để lại sẹo sâu. Nếu thủy đậu mọc nhiều trên da và niêm mạc có thể gây viêm niêm mạc miệng, viêm tai giữa, tai ngoài. Trong một số trường hợp nặng có thể gây viêm thận gây tiểu ra máu trong thời gian ngắn, ngoài ra còn có một số biến chứng nguy hiểm như: gây viêm màng não, viêm thanh quản... Đặc biệt, thuỷ đậu ở người lớn  dễ gây biến chứng viêm màng não. Do đó, người mắc bệnh thuỷ đậu tuyệt đối không được chủ quan.

 

Từ đầu năm đến nay, theo báo cáo của hệ thống YTDP các huyện, thành phố, toàn tỉnh có 132 trường hợp mắc bệnh thủy đậu.  Tuy nhiên, số ca bệnh thực tế nằm ngoài hệ thống báo cáo YTDP ít nhất cũng nhiều gấp đôi. Chưa kể, con số  thống kê bệnh nhân riêng của hệ thống các bệnh viện. Theo ông Mai Đức Sỡi- Phó Giám đốc Trung tâm YTDP,  hiện tại, ở nhiều TYT xã, phường đã triển khai tiêm vắcxin phòng thuỷ đậu cho trẻ theo phương thức tiêm dịch vụ. Trẻ được tiêm phòng vắcxin thường không bị mắc bệnh, lây bệnh. Khuyến cáo các gia đình khi trẻ có biểu hiện sốt đột ngột, kèm theo viêm long đường hô hấp cần đưa cháu đi khám ngay để chẩn đoán, tư vấn điều trị bệnh mau khỏi, tránh các biến chứng nguy hiểm. Để phòng bệnh, biện pháp tốt nhất hiện nay là tiêm vắcxin phòng bệnh. Khi tiếp xúc với trẻ bệnh cần đeo khẩu trang tránh lây theo đường hô hấp, không dùng chung quần áo, khăn mặt, cốc uống nước của trẻ bệnh. Tránh quan niệm trước đây kiêng tắm cho trẻ bệnh, các bậc cha mẹ cần vệ sinh da của trẻ bằng nước ấm nơi phòng kín để tránh gió lùa, lưu ý tắm nhanh, tắm xong dùng khăn mềm lau khô da trẻ. Đồng thời, cho trẻ ăn uống đủ chất để tạo điều kiện tốt cho cơ thể sinh kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh. 

 

                                                                                          Lạc Bình

 

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục