Để giúp mọi người có kiến thức về việc dùng thuốc chữa bệnh để hạn chế tình trạng kháng thuốc kháng sinh, Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) vừa giới thiệu một số thắc mắc thường gặp.

 Trang bị kiến thức sử dụng thuốc để ngăn ngừa tình trạng kháng thuốc

1. Vi khuẩn và virút là gì?

Vi khuẩn là sinh vật đơn bào thường được tìm thấy ở tất cả các vị trí bên trong và bên ngoài cơ thể, trừ máu và dịch lỏng cột sống. Có cả vi khuẩn có hại lẫn vi khuẩn thân thiện. Vi khuẩn gây bệnh phổ biến là loại gây bệnh viêm họng, viêm tai...

Virút nhỏ hơn vi khuẩn, không thể tồn tại bên ngoài tế bào cơ thể, gây bệnh bằng cách xâm nhập tế bào khỏe mạnh và tái tạo ra những tế bào khuyết tật mới.

2. Bệnh do virút nào không nên điều trị bằng kháng sinh?

Bao gồm cảm, cúm, ho và viêm phế quản, đau họng và một số dạng bệnh nhiễm trùng tai.

3. Thuốc kháng sinh?

Thuật ngữ kháng sinh (antibiotic) nguyên thủy được dùng để nói về một hợp chất tự nhiên được sản xuất bởi một loại nấm hoặc vi sinh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh ở người và động vật. Một số thuốc kháng sinh có thể là các hợp chất tổng hợp (không sản xuất bởi các vi sinh vật) cũng có thể giết hoặc ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.

Về mặt kỹ thuật, thuật ngữ “tác nhân kháng sinh” là nói đến cả hợp chất thiên nhiên lẫn tổng hợp, tuy nhiên, nhiều người quen sử dụng từ kháng sinh để chỉ đến hỗn hợp hai chất nói trên.

Mặc dù thuốc kháng sinh có tác dụng tích cực song chính việc dùng loại thuốc thiếu khoa học, dài kỳ nên đã dẫn đến trình trạng kháng thuốc.

4. Hiện tượng kháng kháng sinh?

Kháng thuốc kháng sinh là nói đến khả năng của vi khuẩn hoặc các tác nhân gây bệnh dạng vi khuẩn khác kháng lại hiệu quả của thuốc kháng sinh. Kháng thuốc kháng sinh xảy ra khi vi khuẩn thay đổi theo một cách mới để làm giảm hoặc loại bỏ hiệu quả của thuốc, hóa chất, hoặc các tác nhân khác được dùng cho việc chữa bệnh hoặc ngăn ngừa viêm nhiễm. Một khi kháng thuốc, virút, vi khuẩn không chết mà vẫn tồn tại và tiếp tục nhân lên, gây ra nhiều tác hại khác.

5. Tại sao lại phải quan tâm đến hiện tượng kháng thuốc kháng sinh?

Kháng thuốc kháng sinh là một vấn đề nan giải, hiện đang là mối quan tâm của cộng đồng bởi nó gây ra những dòng khuẩn khỏe hơn, nguy hiểm hơn làm cho dịch bệnh lây lan nhanh hơn, khó chữa trị hơn và gây tốn kém, đặc biệt là cho người già, trẻ em và những người có sức khỏe hệ miễn dịch yếu làm tăng rủi ro khuyết tật, tử vong.

6. Vì sao vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh?

Sử dụng kháng sinh chính là nguyên nhân làm cho vi khuẩn kháng thuốc. Mỗi khi dùng thuốc, vi khuẩn nhạy sẽ bị tiêu diệt, còn những vi trùng không bị tiêu diệt lại kháng thuốc, phát triển và nhân rộng.

Nếu cứ sử dụng thuốc theo kiểu lặp đi lặp lại và không đúng chủng loại, lạm dụng hay thiếu khoa học sẽ gây ra tình trạng kháng thuốc. Thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, không hiệu quả dùng cho trường hợp nhiễm virút như cảm lạnh, viêm họng, hay cảm cúm.

Sử dụng thuốc kháng sinh thông minh chính là chìa khóa để kiểm soát, hạn chế tình trạng kháng thuốc.

7. Cơ chế kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn diễn ra như thế nào?

Kháng thuốc kháng sinh xảy ra khi vi khuẩn thay đổi một số cách hoạt hóa của nó để làm giảm hoặc phong bế hiệu quả của thuốc, hóa chất, hoặc các tác nhân dùng để chữa trị bệnh hoặc ngăn ngừa nhiễm trùng. Sau khi tồn tại, vi khuẩn tiếp tục nhân rộng và tạo ra những mối nguy hiểm hơn so với khi chưa kháng thuốc.

Cơ chế kháng thuốc của vi khuẩn rất đa dạng. Ví dụ, một số vi khuẩn phát triển khả năng trung hòa thuốc, có khuẩn lại bơm thuốc kháng sinh ra ngoài hoặc thay đổi cơ cấu của chính vi khuẩn để tấn công lại thuốc mà không ảnh hưởng đến chức năng của vi khuẩn. Ngoài ra, vi khuẩn cũng có thể kháng lại nhiều thuốc loại kháng sinh nhờ sức đề kháng của nó thông qua các đột biến di truyền, hoặc bằng cách chiếm đoạt lại các đoạn DNA mã hóa của các vi khuẩn khác.

8. Làm thế nào để ngăn ngừa hiện tượng kháng thuốc?

Cách tốt nhất để ngăn ngừa hiện tượng kháng thuốc là chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi thực sự cần thiết và theo đúng chỉ dẫn của chuyên môn. Điều quan trọng nữa là chỉ nên dùng thuốc kháng sinh cho các loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn chứ không dùng cho việc nhiễm virút như ho, cảm lạnh hoặc cúm. Nên chú ý đến một số khuyến cáo sau:

- Khi đã kháng thuốc nên cho bác sĩ biết để dùng thuốc cho thích hợp

- Không dùng thuốc kháng sinh cho các loại bệnh nhiễm virút như cảm lạnh hoặc cúm.

- Không tiết kiệm thuốc để dùng cho lần tiếp theo, thuốc thừa nên loại bỏ.

- Dùng thuốc kháng sinh đúng theo đơn bác sĩ, không bỏ liều khi thấy đỡ bệnh, nếu dừng lại sẽ làm cho khuẩn kháng thuốc.

- Không dùng kháng sinh của người khác. Uống thuốc không đúng có thể làm tăng bệnh và làm cho khuẩn gây bệnh sinh sôi nảy nở.

- Nếu bác sĩ khuyên không nên dùng thuốc kháng sinh thì không nên ép bác sĩ kê đơn dùng loại thuốc này.

9. Bác sĩ làm gì để ngăn ngừa hiện tượng kháng thuốc kháng sinh?

- Chỉ định điều trị kháng sinh khi có khả năng mang lại lợi ích cho người bệnh.

- Sử dụng đúng thuốc, nhắm đúng tác nhân gây bệnh.

- Kê đơn kháng sinh đúng liều lượng và thời gian.

10. Men vi sinh có ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng kháng thuốc kháng sinh?

Men vi sinh (probiotics) là các vi sinh vật và nếu dùng đúng liều có thể cải thiện sức khỏe cho con người. Có nhiều loại men đã được nghiên cứu cho thấy có tác dụng tích cực cho sức khỏe, tuy nhiên vai trò ngăn ngừa nhiễm trùng kháng thuốc ở người của men vi sinh đến nay chưa có nghiên cứu lâm sàng nào khẳng định.

                                                                             Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Không có hình ảnh
Dán pa nô, áp phích tại nơi làm việc, trường học, KDC là một trong những biện pháp truyền thông hiệu quả nâng cao ý thức phòng bệnh chủ động được Trung tâm YTDP huyện Cao Phong áp dụng.
Không có hình ảnh
Đồ chơi, đồ dùng của bé cũng có thể chứa DEHP

Nước uống nhiễm khuẩn phá niêm phong vào bệnh viện

Nước đóng chai hiệu Aquasun bị nhiễm trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas, buộc phải thu hồi và niêm phong chờ tiêu hủy. Song mới đây Thanh tra Sở Y tế TP HCM phát hiện loại nước này vẫn bán ở các bệnh viện và trường học.

Bệnh nhân tiểu đường tăng gấp đôi trong 30 năm qua

Theo một một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí y học Lancet của Anh số ra ngày 25-6, thì số người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường trên thế giới hiện đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm 1980, lên đến gần 347 triệu người.

Nhiều doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ yêu cầu về chất lượng sữa

Tại Hội thảo "Sữa với sức khỏe người tiêu dùng Việt Nam" tổ chức ngày 27-6, Phó Cục trưởng Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) Nguyễn Phương Nam cho biết, có nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh không đáp ứng đủ các yêu cầu dẫn đến chất lượng sữa cung cấp đến người tiêu dùng không bảo đảm.

Tăng cưòng các hoạt động phòng - chống HIV/AISD tại huyện Cao Phong, Kỳ Sơn

(HBĐT) - Ngày 27/6, tổ chức Childfun tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án phòng - chống HIV/AIDS giai đoạn 2008 – 2011 tại huyện Cao Phong, Kỳ Sơn và huyện Bạch Thông (Bắc Kạn). Tham dự hội thảo có đại diện tổ chức Childfun tại Việt Nam, đại diện một số sở, ngành trong tỉnh và đại diện lãnh đạo phòng chuyên môn các huyện thuộc dự án.

Kỳ Sơn: Tăng cường cung cấp dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ

(HBĐT) - Ngay từ đầu năm, Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Kỳ Sơn đã chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền và phối hợp với các ngành, đoàn thể triển khai kịp thời, đầy đủ công tác DS-KHHGĐ. Đồng thời, khẩn trương xây dựng kế hoạch tổ chức chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ đến vùng đông dân, vùng có mức sinh cao và vùng khó khăn trên địa bàn các xã Phú Minh, Hợp Thịnh, Phúc Tiến, Yên Quang.

Chế biến món ăn bài thuốc từ thịt nạc

Thịt nạc xào rau cần Nguyên liệu: Thịt nạc 100g, nấm rơm 30g, tang thầm (quả dâu tằm tươi) 20g, rau cần 100g, gừng lát, hành cắt đoạn, dầu ăn, một ít rượu, nước tương, gia vị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục