Diếp cá còn gọi là giấp, ngư tinh thảo. Mọc hoang hay trồng ở nơi ẩm ướt. Là một trong các loại rau thơm gia vị chủ yếu quen dùng ở miền Nam nước ta. Theo Đông y, diếp cá vị cay, hơi lạnh, hơi độc; vào phế và can có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thuỷ tiêu thũng. Dùng cho các trường hợp viêm khi phế quản, hen suyễn, ap-xe phổi, phù nề, hội chứng lỵ cấp, viêm đường tiết niệu, đái dắt, đái buốt, huyết trắng, khí hư, mụn nhọt.

Liều dùng cách dùng: 10 - 30g khô, 30 - 60g tươi.
 
Một số cách chữa bệnh có diếp cá:

Chữa đau sưng: Diếp cá 15g, nhọ nồi 15g, cải rừng 15g, xương sông 15g, dưa chuột 15g, khế 15g, đơn đỏ 15g, huyết dụ 15g, xích hoa xà 3 lá, bí đao 3 lát, củ nâu 3 lát. Tất cả giã nát, thêm nước và vắt lấy nước uống, bã đắp vào chỗ sưng (Nam dược thần hiệu)

Chữa sởi: Diếp cá 15g, rau dệu 15g, đậu chiều 12g, cam thảo đất 12g. Sắc uống làm 2 lần trong ngày. Thuốc thúc sởi mau phát ra ngoai.

Chữa viêm phổi: Diếp cá 20g, thạch cao 40g, kim ngân 20g, lô căn 20g, liên kiều 20g, hạnh nhân 12g, hoàng liên 12g, hoàng cầm 12g, ma hoàng 8g, cam thảo 5g. Thạch cao sắc trước 15 phút; hoàng liên giã dập, cho các vị thuốc vào sắc uống làm 2 lần trong ngày. Nếu khó thở, thêm đinh lịch tử 12g, tang bạch bì 12g; nếu ho ra máu thêm bạch mao căn 12g.

Chữa viêm xoang nhiễm khuẩn: Diếp cá 20g, thạch cao 40g, kim ngân hoa 16g, tân di 12g, hoàng cầm 12g, chi tử 12g, tri mẫu 12g, mạch môn 12g. Thạch cao sắc trước 15 phút, sau đó cho các vị thuốc vào, sắc uống. Ngày uống 1 thang.

 Diếp cá.

Nếu bệnh nhân sợ lạnh, sốt, nhức đầu thì bỏ hoàng cầm, mạch môn, thêm ngưu bàng 12g, bạc hà 12g.

Diếp cá trộn củ rau diếp: Diếp cá tươi 100g, rau diếp tươi 100g. Rửa sạch hoặc nhúng qua nước sôi, thái đoạn, cho thêm 2 - 3g bột muối, trộn đều. Pha sẵn nước gia vị gồm: tương giấm, dầu vừng, gừng tỏi được bỏ vỏ gia nát, hành đập giập. Tất cả đem trộn làm sa lát, cho ăn. Dùng cho các trường hợp ap-xe phổi, viêm khi phế quản, viêm đường tiết niệu.

Xi-rô tỳ bà diếp cá: Lá diếp cá 60g, lá tỳ bà 20g, nước ép bí đao 100ml. Lá diếp cá và tỳ bà đem ép lấy nước. Tất cả nước ép này cũng đem trộn đều, thêm chút đường trắng hòa tan. Dùng cho các bệnh nhân viêm khí phế quản, nóng sốt ho nhiều đàm (đàm nhiệt khái tấu).

Ngư tinh thảo kim ngân hoa ẩm: Ngư tinh thảo 30g, kim ngân hoa 15g, bạch mao căn 30g, liên kiều 15g. Sắc lấy nước, pha thêm chút đường trắng, chia 2 - 3 lần uống trong ngày. Dùng cho các bệnh nhân viêm phổi cấp, viêm đường tiết niệu sốt nóng, ho, tiểu dắt, tiểu buốt, nổi ban dị ứng.

Kiêng kỵ: Không dùng cho các trường hợp hư hàn.

                                                                          Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Đ/c Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Khám phân loại cho 93 trẻ em bị khuyết tật vận động

(HBĐT) - Ngày 29/6, tại nhà văn hóa TPHB, Sở LĐ-TB&XH phối hợp với Trung tâm Kỹ thuật chỉnh hình và Phục hồi chức năng Sơn Tây (Hà Nội) tổ chức khám phân loại cho 93 trẻ em bị khuyết tật vận động tại 4 huyện, thành phố gồm : Lương Sơn, Đà Bắc, Cao Phong, TPHB. Trong đó, huyện Lương Sơn có 38 người, Đà Bắc 17 người, Cao Phong 29 người, TPHB 9 người.

Không thu phí trông giữ xe tại các bệnh viện công lập

(HBĐT) - Đó là nội dung của Nghị quyết về việc bổ sung biểu chi tiết mức thu những loại phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh kèm theo Nghị quyết số 66/2006/NQ-HĐND ngày 15/12/2006 của HĐND tỉnh vừa được thông qua tại kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2011-2016.

Yên Thủy tổ chức lễ ra quân hưởng ứng tháng hành động phòng- chống ma túy năm 2011

(HBĐT) - Ngày 26/6, UBND huyện Yên Thủy đã tổ chức lễ ra quân hưởng ứng Tháng hành động phòng- chống ma túy và Ngày toàn dân phòng chống ma túy năm 2011.

Khắc phục tình trạng cơ sở vật chất tạm bợ ở trạm y tế xã Nam Thượng

(HBĐT) - Được công nhận Trạm y tế đạt chuẩn quốc gia từ năm 2004, đã nhiều năm nay trở thành địa chỉ tin cậy trong việc khám, chữa bệnh cho người dân trong vùng. Các y, bác sỹ Trạm y tế xã Nam Thượng, huyện Kim Bôi luôn phải làm việc với cường độ cao, tận tình, chu đáo. Mặt được thì đã rõ, nhưng với cơ sở vật chất tạm bợ trong suốt 8 năm qua, hiện tại vẫn chưa được khắc phục khiến cho những người trong cuộc thường đưa ra cái nhìn so sánh chuẩn và chưa chuẩn.

Bệnh mùa hè ở trẻ

Bệnh tật mùa hè gặp ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ em và người cao tuổi thường dễ mắc bệnh hơn, vì những đối tượng này sức đề kháng chưa đầy đủ hoặc bị suy giảm.

10câu hỏi về hiện tượng kháng thuốc kháng sinh

Để giúp mọi người có kiến thức về việc dùng thuốc chữa bệnh để hạn chế tình trạng kháng thuốc kháng sinh, Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) vừa giới thiệu một số thắc mắc thường gặp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục