Chiều 6/7, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) khẳng định, phẩm màu Tartrazine (E102) được Việt Nam và nhiều nước trên thế giới cho phép sử dụng trong thực phẩm, với hàm lượng quy định cụ thể.

Đại diện Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cho biết thông tin trên, trước thông tin dư luận lo ngại về việc sử dụng phẩm màu Tartrazine E102 trong thực phẩm, cụ thể là sản phẩm mì tôm mà dư luận phản ánh.
 
Sử dụng phẩm màu E102 với hàm lượng đúng quy định thì vẫn an toàn cho người sử dụng

Vấn đề phẩm màu E102 cũng được Cục An toàn vệ sinh thực phẩm hết sức quan tâm. Mới đây nhất, Cục đã tham khảo ý kiến các chuyên gia và đã tư vấn trực tiếp với các chuyên gia về phụ gia thực phẩm tại hội nghị Đại hội đồng Codex thế giới lần thứ 34 tại Giơ-ne-vơ Thụy Sỹ (4-10/7/2011).

Năm 2009, trước thông tin một số kết quả nghiên cứu đơn lẻ cho rằng E102 có thể gây dị ứng, Cơ quan an toàn thực phẩm Châu Âu, Codex (Ủy ban Tiêu chuẩn hóa thực phẩm quốc tế) đã giao các Ủy ban Khoa học của mình nghiên cứu lại và kết quả cho thấy: Chưa đủ bằng chứng cơ sở khoa học để kết luận E102 gây các tác động mà một vài nghiên cứu nói trên nêu ra.

Phẩm màu E102 đã được Ủy ban Hỗn hợp về phụ gia thực phẩm Quốc tế FAO/WHO (gọi tắt là JECFA) cũng như Ủy ban Khoa học Châu âu nghiên cứu từ những năm 1965-1966; 1975;1984 trên cơ sở các bằng chứng khoa học và thực nghiệm đều thống nhất quy định mức ăn vào hàng ngày chấp nhận được ADI 0 - 7,5mg/kg thể trọng/ngày.

Hiện tại chỉ có một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc hạn chế việc sử dụng phầm màu này do lo ngại vấn đề dị ứng thức ăn vốn ở một tỷ lệ cao trong cộng đồng dân cư mà khó phân biệt dị ứng có thể do E102 hay do bản thân thực phẩm, còn hầu hết các nước của EU, Mỹ và các nước khác vẫn cho phép sử dụng E102 trong chế biến thực phẩm.

Còn tại Việt Nam việc sử dụng phầm màu E102 đã quy định cho phép sử dụng trong thực phẩm. Theo đó, nếu sử dụng đúng hàm lượng quy định thì vẫn bảo đảm an toàn.

                                                                           Theo Dantri

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Toàn cảnh cuộc họp
Hàng năm tỉnh ta đã huy động được 100% trẻ em trong độ tuổi đến trường góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho địa phương. ( Trong ảnh: xã Xuân Phong (Cao Phong) quan tâm công tác GD&ĐT).

Lạc Sơn: Triển khai kế hoạch đổi mũ bảo hiểm cũ kém chất lượng

(HBĐT) - Vừa qua, Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với Hội Nông dân huyện Lạc Sơn đã tổ chức hội nghị triển khai Chương trình đổi mũ bảo hiểm cũ kém chất lượng lấy mũ bảo hiểm mới đúng quy chuẩn.

7 bài thuốc hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh do virus Dengue gây nên. Muỗi vằn (Aedes aegypt) là vật trung gian truyền bệnh từ người bệnh sang người lành.

Thuốc nào gây hại cho xương?

Bên cạnh tác dụng chữa bệnh thì thuốc có thể gây ra những tác dụng không mong muốn. Một số thuốc có tác dụng phụ gây tổn hại xương. Vậy những thuốc nào gây tổn hại xương và chúng gây hại đến xương như thế nào? Làm thế nào để phòng tránh?

Dùng thuốc trị ho cho trẻ

Ho là triệu chứng thường gặp. Riêng ở trẻ con rất dễ bị ho do dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp, các bệnh tai mũi họng đưa đến cơ quan thụ cảm ho bị kích thích.

Cẩn trọng khi dùng thuốc cho trẻ em

Trong sử dụng thuốc, người ta chỉ chú ý tới lứa tuổi trẻ em từ khi sinh ra (trẻ sơ sinh) cho tới 12 tuổi (trẻ lớn). Ở giai đoạn này, các chức năng của trẻ phát triển chưa hoàn chỉnh ảnh hưởng nhiều tới việc dùng thuốc cho trẻ.

Nỗi lòng người mẹ có con mắc bệnh tim bẩm sinh

(HBĐT) - “ Nhìn con vật vã đau đớn tôi xót lắm”. Đó là những lời tâm sự của bà Bùi Thị Rụm (xóm Gò Mu, Kim Tiến – Kim Bôi) khi căn bệnh tim bẩm sinh đang hành hạ con trai mình, khiến nhiều người xót xa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục