Trong sử dụng thuốc, người ta chỉ chú ý tới lứa tuổi trẻ em từ khi sinh ra (trẻ sơ sinh) cho tới 12 tuổi (trẻ lớn). Ở giai đoạn này, các chức năng của trẻ phát triển chưa hoàn chỉnh ảnh hưởng nhiều tới việc dùng thuốc cho trẻ.

Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ

Trẻ dưới 1 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh (dưới 1 tháng tuổi) sự hấp thu, phân bố, chuyển hoá và thải trừ của thuốc bị ảnh hưởng nhiều nhất vì mọi chức năng của cơ thể như việc bài tiết acid của dạ dày, hệ enzym phân tách thuốc để hấp thu, chức năng của gan, thận của trẻ chưa hoàn chỉnh. Hơn nữa, nhu động ruột của trẻ dưới 1 tháng tuổi hoạt động mạnh, trẻ đi ngoài rất nhiều lần trong ngày. Vì thế, không dùng những thuốc uống ở dạng tác dụng kéo dài cho trẻ trong giai đoạn này (vì nếu dùng thuốc chưa kịp hấp thu, phát huy tác dụng đã bị nhu động ruột tống ra ngoài theo phân rồi).

Nếu cơ thể người lớn có 60-70% là nước thì ở trẻ em nước chiếm tới 80%. Do cơ thể chứa nhiều nước (nhất là ở trẻ sơ sinh) nên ở lứa tuổi này cơ bắp chưa phát triển. Điều này giải thích vì sao ở giai đoạn sơ sinh người ta không dùng thuốc cho trẻ em theo đường tiêm bắp, đến 1 tuổi đường tiêm cho trẻ em vẫn là tĩnh mạch. Cũng do cơ thể trẻ chứa nhiều nước nên những thuốc tan trong nước có thể tích phân bố rất rộng. Bởi vậy, rất nhiều thuốc ở trẻ em phải dùng liều cao hơn người lớn thì mới đủ liều. 

Do da trẻ em vô cùng mỏng, hàng rào biểu mô chưa trưởng thành, hơn nữa, diện tích bề mặt da so với trọng lượng cơ thể trẻ lớn (đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ) nên khả năng hấp thu thuốc qua da rất lớn, đặc biệt ở vùng bẹn hoặc mặt. Những thuốc bôi ngoài dễ bị kích ứng hoặc dị ứng, có thể có tác dụng toàn thân gây độc. Vì vậy, trẻ dưới 2 tuổi không bôi,  xoa các loại tinh dầu lên da của trẻ, đặc biệt là vùng mũi. Nếu bôi thuốc mà băng lại, khả năng hấp thu thuốc qua da tăng và có thể gây độc. Ví dụ, trẻ em hay bị hăm, các bà mẹ hay bôi thuốc corticoid lại mặc bỉm ra ngoài sẽ làm tăng hấp thu thuốc có thể bị tác dụng phụ toàn thân gây hại cho trẻ.

 Cần chọn dạng thuốc dùng thích hợp cho trẻ em.

Thận trọng khi dùng thuốc

Gan và thận của trẻ cũng phát triển chưa hoàn chỉnh nên việc thải trừ thuốc kém hơn và thuốc có thể bị tích lũy trong cơ thể dẫn đến gây độc. Vì thế khi dùng thuốc cho trẻ phải tính toán liều lượng hợp lý. Trước hết phải đọc kỹ hướng dẫn. Trường hợp trong hướng dẫn không nói liều cho trẻ em là bao nhiêu thì câu đầu tiên chúng ta cần hỏi thuốc có được dùng cho trẻ em hay không? Thực tế có những thuốc không có liều dùng cho trẻ em và ghi thận trọng dùng cho trẻ em (có nghĩa là cho đến thời điểm hiện tại kinh nghiệm sử dụng thuốc này cho trẻ em chưa đầy đủ nên thận trọng khi dùng). Khi dùng, bác sĩ phải căn cứ vào cân nặng, diện tích bề mặt cơ thể... để tính toán liều lượng phù hợp.  Đặc biệt là đối với những trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng.

Đối với trẻ dưới 6 tuổi nên dùng đường uống, dạng lỏng. Với các loại bình xịt phải có dụng cụ thích hợp.

Một số thuốc không nên dùng cho trẻ em: nhóm cyclin như tetracyclin (vì sẽ làm hỏng răng trẻ), corticoid (gây chậm lớn), androgen (gây dậy thì sớm), các kháng sinh quinolon, ciproxacin, ofloxacin, fluoroquinolon... không dùng cho trẻ em vì ảnh hưởng tới xương, sụn của trẻ.

 

                                                          Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Nghĩa và gia đình đang cần lắm những tấm lòng hảo tâm.
Karis Darling trong sinh nhật lần thứ 12
Không có hình ảnh
Cán bộ trạm y tế xã Vĩnh Đồng không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Nâng cao nhận thức của người dân về phòng chống bệnh tăng huyết áp

(HBĐT) - Tăng huyết áp là khi huyết áp tối đa bằng hoặc lớn hơn 140 mmHg, huyết áp tối thiểu bằng hoặc lớn hơn 90 mmHg. Tăng huyết áp có thể là tăng cả huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu hoặc chỉ tăng một trong hai dạng đó.

Đà Bắc: Tiêm trên 20.000 liều vắc xin cho gia súc, gia cầm

(HBĐT) - Từ đầu năm nay, trên địa bàn huyện Đà Bắc xảy ra dịch LMLM tại 16 xã. Trước tình hình đó, Trạm Thú y huyện tổ chức bao vây khống chế dịch, phun thuốc khử trùng tiêu độc chuồng trại.

Dịch sốt xuất huyết và bệnh tay - chân - miệng vẫn diễn biến phức tạp

Ngày 3-7, Bộ Y tế cho biết, tình hình dịch bệnh trên người trong 6 đầu năm 2011 tiếp tục có những diễn biến phức tạp.

Dự phòng bằng kháng sinh: Nguy hiểm!

Đừng lạm dụng kháng sinh vì có đến 90% các bệnh về viêm đường hô hấp không cần sử dụng đến kháng sinh.

Ngưỡng tạm thời DEHP trong thực phẩm

Bộ Y tế ban hành quy định tạm thời mức giới hạn nhiễm chéo DEHP trong thực phẩm. Theo đó, quy định mức DEHP nhiễm chéo cho phép là 1,5 mg/kg đối với thực phẩm rắn và lỏng (không bao gồm nước uống đóng chai).

Tử vong do bị ong chích gần 300 mũi

Ngày 3.7, chị Nguyễn Thị Thùy Dương (SN 1986, ngụ Bến Cát, Bình Dương) đã tử vong do bị ong vò vẽ chích gần 300 mũi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục