Các nhà khoa học tham gia diễn đàn về bệnh ung thư trong các nước ASEAN.
Tỉ lệ tử vong của bệnh ung thư dạ dày tại Việt Nam cao hơn 4 đến 5 lần so với Lào, Philipines và Thái Lan, trong khi đó, tỷ lệ tử vong của bênh ung thư vú tại nước ta lại thấp hơn 3 lần so với Indonesia.
Đây là kết quả nghiên cứu bước đầu về bệnh ung thư tại 10 nước trong khu vực được công bố tại Diễn đàn các đối tác lần đầu tiên về căn bệnh ung thư tại ASEAN, diễn ra tại Singapore vào ngày 7/7. Trước sự khác biệt về tỉ lệ tử vong do ung thư, các nhà khoa học tham gia diễn đàn sẽ tiếp tục tìm hiểu vấn đề này, với mong muốn tìm ra nguyên nhân để ngày càng có nhiều người có thêm cơ hội sống dù bị ung thư.
Nghiên cứu này được tiến hành trong hai năm tại các quốc gia ASEAN, cho thấy 3 loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới là ung thư phổi, tiếp theo là ung thư gan và ung thư ruột già. Còn với phụ nữ, ba căn bệnh ung thư dẫn đến tỷ lệ tử vọng nhiều nhất là ung thư vú, ung thư phổi và ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, tỷ lệ này cũng có sự khác biệt về địa lý trong khu vực.
Giáo sư Mark Woodward đến từ Viện Nghiên cứu Sức khỏe toàn cầu George tại Sydney đã nhấn mạnh rằng có khoảng 700.000 ca mắc bệnh ung thư mới được phát hiện năm 2008 và có khoảng nửa triệu ca tử vong do ung thư trong cùng năm.
Trước thực trạng gia tăng ung thư ở các nước ASEAN, giai đoạn hai của công trình nghiên cứu sẽ tiếp tục được khởi động nhằm thu thập các dữ liệu về gánh nặng kinh tế-xã hội của căn bệnh ung thư đối với các quốc gia thành viên ASEAN.
Trong bài phát biểu của mình, TS Surin Pitsuwan, Tổng thư ký ASEAN, nhấn mạnh rằng “Tác động đang gia tăng của căn bệnh ung thư rõ ràng sẽ sớm gây ra gánh nặng kinh tế chủ yếu và ngày càng nặng nề đối với các cá nhân và gia đình trong khu vực ASEAN. Khi ung thư đang ngày một lan rộng, việc cấp bách hiện nay là chúng ta cần huy động các nước thành viên ASEAN và khuyến khích họ đưa ra một chính sách chiến lược và tập trung vào điều trị sức khỏe và phòng chống ung thư. Chính sách này cần phải được hỗ trợ bởi các chương trình ngăn ngừa ung thư có tổ chức và dựa trên các bằng chứng nghiên cứu xác thực và phải được củng cố với các thông tin đăng ký khám chữa bệnh và dữ liệu dân số đáng tin cậy”.
TS Surin cũng nhấn mạnh rằng nếu việc gia tăng căn bệnh ung thư không được giải quyết từ bây giờ, rất có thể sẽ dẫn đến những hậu quả tác động lên hệ thống y tế của khu vực và tất yếu dẫn đến suy yếu kinh tế.
Theo DanTri
Trẻ có thể bị lây nhiễm HIV từ mẹ ở các giai đoạn: thời kỳ mang thai, khi sinh và giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ. Do vậy, điều trị dự phòng là cần thiết vì đây là bước đầu tiên và quan trọng giúp giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Dù là người phụ nữ lần đầu hay lần thứ hai làm mẹ cũng đều bỡ ngỡ, hồi hộp khi chăm sóc con vì mỗi trẻ sinh ra có những đặc điểm khác nhau. Bài viết dưới đây của BS. Lê Thu Hương sẽ cung cấp cho các mẹ, các bạn cách chăm sóc, theo dõi trẻ sơ sinh tốt nhất.
Mùa hè nắng nóng, nhưng chúng ta vẫn phải đi lại, lao động, luyện tập ngoài trời nắng nóng nên dễ bị các tổn thương do nhiệt. Nhiệt độ có thể gây ra các bệnh từ nhẹ đến nặng như: phù, chuột rút, ngất xỉu, kiệt sức và say nóng thậm chí phù. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc biết cách phát hiện và điều trị các bệnh này.
Một số loại thực phẩm chức năng được quảng cáo một cách thái quá, thổi phồng về khả năng chữa bệnh khiến cho nhiều người đã tốn rất nhiều tiền để mua lấy niềm hy vọng chữa khỏi một số bệnh nan y. Và kết quả lại không được như mong đợi.
(HBĐT) - Ngày 7/7, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam (NTT&TMC) tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2011. Tham dự và chỉ đạo hội nghị có TS. Nguyễn Đình Liêu, Chủ tịch T.Ư Hội Bảo trợ NTT&TMC Việt Nam. Tại tỉnh ta có lãnh đạo Hội Bảo trợ NTT&TMC tỉnh các sở, ban, ngành, TT Bảo trợ xã hội tỉnh, Trung tâm dạy nghề tư thục Long Thành…
(HBĐT) - Đã thành thông lệ, cứ vào ngày mùng 3 hàng tháng, Trung tâm DS - KHHGĐ huyện Mai Châu lại tổ chức họp giao ban với 23 cán bộ chuyên trách dân số của các xã, thị trấn trong huyện.