Triệu chứng lâm sàng: Sốt cao, nhức đầu, mờ mắt, khô miệng, khát nước, đau khớp, người đau nhừ, nói nhảm hoặc phát cuồng, chảy máu cam, phát hồng ban sau tím, lưỡi đỏ sẫm, rêu lưỡi xám hoặc nổi gai. Mạch sác hoặc tế sác.
Thử táo dịch
Nhiệt độc xâm phạm cả biểu lý:
Phương pháp điều trị: Thanh dinh dương huyết giải độc.
Bài thuốc:Thanh ôn bại độc ẩm:
Thạch cao 18g, sinh địa hoàng 16g, tê giác 2g, hoàng liên 4g, chi tử 12g, cát cánh 10g, hoàng cầm 12g, tri mẫu 12g, xích thược 8g, huyền sâm 12g, liên kiều 6g, cam thảo 4g, đan bì 10g, trúc diệp 12g.
Cách bào chế: Thạch cao giã nát cho vào túi vải túm lại, tê giác + 20ml nước mài tan hết. Các vị trên (trừ tê giác) + 1.500ml nước sắc lọc bỏ bã lấy 300ml, sau đó cho nước tê giác vào đun sôi quấy đều.
Cách dùng: Uống chia đều 5 lần, ngày uống 4 lần, tối uống 1 lần.
Nhiệt độc lan tràn tạng phủ:
Triệu chứng lâm sàng: Sốt cao, khát nhiều, đau bụng dữ dội, bĩ chướng mê man, đau quặn ruột, mắt lờ đờ, phản xạ kém, lưỡi đỏ, nứt nẻ hoặc xám đen khô hoặc có quầng tím, nhẹ 1 quầng, nặng 2 - 3 quầng, da nhiều vầng xám. Mạch vi tế hoặc rối loạn.
Phương pháp điều trị: Thanh tả nhiệt giải độc.
Bài thuốc: Thập toàn khổ hàn cứu bổ thang:
Sinh thạch cao 16g, tri mẫu 12g, hoàng bá 12g, hoàng cầm 12g, hoàng liên 4g, mang tiêu 8g, đại hoàng 10g, hậu phác 12g, chỉ thực 8g, tê giác 2g.
Cách bào chế: Đại hoàng tẩy rượu. Các vị trên (trừ mang tiêu và tê giác) + 1.600ml nước sắc lọc bỏ bã lấy 300ml. Lấy một ít thuốc sắc mài tê giác. Thuốc còn lại đun sôi hoà mang tiêu quấy vừa tan. Để nguội, hoà tê giác quấy đều.
Cách dùng: Uống chia đều 6 lần, ngày uống 5 lần, tối uống 1 lần.
Hoa hòe. |
Bài thuốc nam
- Giai đoạn đầu chủ yếu sốt, đau đầu, đau mình… (chưa biểu hiện xuất huyết): lá tre 50g, hoa hòe 30g, vỏ cây núc nác 30g, củ mạch môn 30g, lá rau má 50g, lá sen 50g, hạt biển đậu 50g, đỗ đen 50g.
Cách dùng: Sắc lấy nước uống chia đều ngày 6 lần.
- Giai đoạn xuất huyết dưới da: lá tre 50g, hoa hòe 30g, lá rau má 50g, lá sen 50g, lá huyết dụ 50g, hạt biển đậu 50g, đỗ đen 50g, vỏ cây núc nác 30g, củ mạch môn 30g, lá trắc bá diệp 50g, cỏ nhọ nồi 50g.
Cách dùng: Sắc lấy nước uống chia đều ngày 6 lần.
Phòng bệnh và hộ lý
Ăn thức ăn mềm, dễ tiêu.
Không ăn những thứ cay nóng, không ăn đu đủ, chuối tiêu.
Giữ vệ sinh chung, tránh lây nhiễm.
Nghỉ ngơi, xây dựng chế độ ăn thích hợp, tăng đạm.
Theo Báo SKĐS
(HBĐT) - Ban đại diện Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp với Sở Y tế về công tác bảo vệ và chăm sóc NCT giai đoạn 2011-2015 với 5 nội dung lớn.
Quỹ dân số Liên Hợp quốc đánh giá, dân số Việt Nam đang già hóa với tốc độ chưa từng có trong lịch sử. Trong khi nhiều nước trên thế giới cần một thời gian rất dài để chuyển từ dân số vàng sang dân số già thì Việt Nam chỉ cần 15-20 năm.
Một cholesterol LDL mới “siêu xấu” đã được các nhà nghiên cứu Anh tìm thấy ở những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên vừa ký quyết định ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh cúm mùa. Theo đó, tại Việt Nam hiện nay, các virus gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. Bệnh xảy ra hằng năm, thường vào mùa đông xuân.
Thời gian gần đây các ca bệnh tay - chân - miệng liên tục gia tăng và trong số đó ghi nhận những trường hợp tử vong. Bệnh đã trở thành một mối quan tâm lớn của các bậc cha mẹ cũng như đang tạo áp lực lên hệ thống chăm sóc y tế. Để giúp các bậc cha mẹ, cán bộ y tế có thêm kiến thức về bệnh, bài viết này sẽ trả lời một số câu hỏi thường gặp nhất về bệnh.
Hỏi: Tôi năm nay 50 tuổi, đã có thời gian làm việc văn phòng và đóng BHXH tại một công ty thương mại 30 năm. Nay tôi định xin thôi việc do công việc không ổn định và cảm thấy sức khỏe yếu so với năm ngoái.