Thời gian gần đây các ca bệnh tay - chân - miệng liên tục gia tăng và trong số đó ghi nhận những trường hợp tử vong. Bệnh đã trở thành một mối quan tâm lớn của các bậc cha mẹ cũng như đang tạo áp lực lên hệ thống chăm sóc y tế. Để giúp các bậc cha mẹ, cán bộ y tế có thêm kiến thức về bệnh, bài viết này sẽ trả lời một số câu hỏi thường gặp nhất về bệnh.

Nhận dạng bệnh tay - chân - miệng

Những năm gần đây, bệnh tay - chân - miệng đang có tính lưu hành ở các tỉnh phía Nam, đối tượng dễ mắc bệnh là trẻ em. Bệnh có đặc điểm là sốt, đau họng, ban dạng bọng nước. Bệnh thường bắt đầu với các triệu chứng sốt, kém ăn, mệt mỏi và thường đau họng nhẹ. Sau khi sốt từ 1-2 ngày, đau họng và đau miệng ngày càng nặng. Xuất hiện những nốt ban đỏ nhỏ, sau đó trở thành những bọng nước sau đó 1-2 ngày. Những bọng nước này thường xuất hiện ở lưỡi, nướu răng và phía trong má. Ban không ngứa, thường thấy ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân, mông. Bệnh nhân có thể chỉ có ban hay kèm theo loét miệng. Nguyên nhân của bệnh tay - chân - miệng là một số virut thuộc nhóm virut đường ruột. Nguyên nhân hay gặp nhất là Coxsackievirus A16, Enterovirus 71 hay những Enterovirus khác.

 Cấu trúc của Enterovirus 71 gây bệnh tay - chân - miệng.

Có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm

Nếu là do Coxsackievirus A16 gây ra thì thường bệnh ở dạng nhẹ và tự khỏi không cần điều trị trong khoảng từ 7-10 ngày. Hiếm khi có biến chứng viêm màng não virut. Nhưng nếu là do Enterovirus 71 thì nguy hiểm hơn, bởi bệnh có thể gây viêm màng não, viêm não, liệt... dễ dẫn đến tử vong nếu phát hiện và điều trị muộn. Bệnh lây từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với các chất tiết mũi họng, nước bọt, dịch của bọng nước, phân của người bệnh. Tuần lễ đầu tiên sau khi phát bệnh là lúc dễ lây nhiễm nhất. Bệnh không lây truyền qua động vật. Nếu không vệ sinh sạch sẽ, bàn tay của người lớn dễ trở thành nguồn lây bệnh khi chăm sóc trẻ ốm rồi truyền bệnh sang những trẻ khác. Thông thường, thời kỳ ủ bệnh là 3-7 ngày. Sốt là dấu hiệu đầu tiên của bệnh.

Bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 10 tuổi song người lớn cũng có thể mắc. Tất cả mọi người đều có nguy cơ nhưng không phải ai bị lây cũng mắc bệnh. Trẻ em, thiếu niên dễ mắc bệnh bởi vì chưa có kháng thể và miễn dịch từ những lần tiếp xúc trước đây. Sau khi nhiễm bệnh sẽ có miễn dịch bảo vệ nhưng bệnh nhân có thể bị mắc lại nếu nhiễm loại virut gây bệnh loại khác. Đây là một trong những bệnh gây đau miệng. Cần chẩn đoán phân biệt với nhiễm herpes gây viêm miệng và nướu răng. Các bác sĩ lâm sàng có thể phân biệt với các bệnh gây đau miệng khác thông qua tuổi mắc bệnh, dấu hiệu của bệnh, khám thấy ban và đau.

Cần thực hiện tốt vệ sinh cơ thể và ăn uống

Là bệnh do virut gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu, nhưng để giảm thiểu những biến chứng, gia đình nên đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế để điều trị kịp thời. Cách xử trí thông thường là nghỉ ngơi, uống nhiều nước, điều trị triệu chứng như dùng thuốc hạ sốt, giảm đau như acetaminophen hay ibuprofen. Sốt và khó chịu sẽ đỡ sau 3-4 ngày. Phồng rộp trong miệng và họng sẽ hết sau khoảng 7 ngày. Bọng nước trên tay và chân sẽ hết sau khoảng 10 ngày.

Tuy chưa có cách phòng bệnh đặc hiệu (ví dụ vaccin) song có thể giảm nguy cơ nhiễm bệnh bằng các biện pháp thực hành vệ sinh. Các biện pháp đó bao gồm rửa tay (đặc biệt sau khi đi vệ sinh hay vệ sinh cho trẻ), lau sạch các bề mặt bị nhiễm bẩn bằng xà phòng và nước, sau đó tiệt khuẩn dung dịch chloraminB. Tránh các tiếp xúc gần với trẻ bệnh (ôm, hôn, dùng chung đồ dùng cá nhân,…) sẽ làm giảm nguy cơ lây bệnh cho người chăm sóc. Khi trẻ bị bệnh tay - chân - miệng, thức ăn có thể gây kích thích, đau, nhức cho lưỡi, họng, miệng. Nên chăm sóc trẻ bằng thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, súc miệng nước muối ấm sau bữa ăn. Đồng thời chú ý bổ sung cho trẻ các loại nước trái cây giàu vitamin.

 

                                                                           Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Chi cục QLTT tăng cường kiểm tra hàng hóa tại các siêu thị, nhà phân phối lớn góp phần hạn chế hàng giả, hàng nhái.

Kỳ Sơn: Trên 75% các cặp vợ chồng trong độ tuổi áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại

(HBĐT) - 6 tháng đầu năm, nhằm thực hiện tốt mục tiêu ổn định, giữ vững tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1%, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở mức thấp nhất, huyện Kỳ Sơn đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các đối tượng quan tâm thực hiện chính sách dân số, nhất là chủ động lựa chọn biện pháp tránh thai hiện đại.

Bán hàng qua TV: Quảng cáo quá sự thật sẽ bị xử

Thực phẩm chức năng có thể trị bá bệnh, áo ngực thần kỳ làm vòng 1 thêm nảy nở, mỹ phẩm làm trắng, liền sẹo siêu tốc... là những sản phẩm được các công ty bán hàng qua TV quảng cáo trên rất nhiều kênh.

Những thói quen ăn uống có nguy cơ nhiễm bệnh Than

Gần đây liên tục xảy ra các trường hợp mắc bệnh Than (nhiệt thán) tại Lau Châu, Điện Biên, Hà Giang… Nguyên nhân là do thói quen ăn uống không hợp vệ sinh của nhiều người dân.

17 trẻ tử vong do bệnh tay chân miệng

Theo Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM, từ đầu năm đến nay, riêng tại TP.HCM có hơn 4.800 ca mắc bệnh tay chân miệng, trong đó 17 trường hợp (phần lớn là trẻ dưới 5 tuổi) tử vong, cao nhất so cùng kỳ những năm gần đây.

Chuyển biến từ công tác dân số ở thị trấn Cao Phong

(HBĐT) - Rút kinh nghiệm của năm 2009, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) có 2 trường hợp sinh con thứ 3, Ban chỉ đạo DS – KHHGĐ thị trấn Cao Phong đã đẩy mạnh nhiều hoạt động hiệu quả, trong đó, đặc biệt chú trọng đến công tác truyền thông dân số. Cũng nhờ sự vào cuộc tích cực của cấp uỷ, chính quyền, sự nhiệt tình của cán bộ chuyên trách, CTV dân số nên từ năm 2010 đến nay không có cặp vợ chồng sinh con thứ 3.

Nâng cao chất lượng y tế cơ sở ở xã vùng sâu Thượng Tiến

(HBĐT) - Thượng Tiến là xã vùng sâu thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện Kim Bôi. Với 5 xóm, dân cư sống rải rác nên việc đẩy mạnh phát triển y tế tại trạm y tế xã còn gặp nhiều khó khăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục