Dịch bệnh là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chỉ số thông minh (IQ) của trẻ. Trẻ bị tiêu chảy, tả, thương hàn... thường giảm khả năng nhận thức, có thể mất 10 điểm IQ so với bé không mắc bệnh.

 

Phó giáo sư Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế), đưa ra thông tin này tại hội thảo Dịch bệnh và nguy cơ ảnh hưởng chiều cao, chỉ số thông minh ở trẻ, diễn ra ở Hà Nội vào ngày 26/7.

Ngoài những yếu tố như di truyền, dinh dưỡng, chăm sóc trong giai đoạn bài thai..., những nghiên cứu gần đây cho thấy có sự liên hệ giữa IQ và sức khỏe. Trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn và đường ruột thì trí thông minh cũng bị giảm sút

"Tại Việt Nam dịch tay chân miệng đang bùng phát mạnh ở các tỉnh miền Nam, với nhiều trường hợp bị biến viêm não cấp, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh của trẻ. Điều đáng lưu ý, sự suy giảm trí tuệ từ dịch bệnh đôi khi có thể là vĩnh viễn", phó giáo sư Lâm khuyến cáo.

Bên cạnh đó, theo bác sĩ Hà Vinh, Bệnh viện Nhiệt đới TP HCM, các bệnh nhiễm trùng đường ruột cũng ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Một khảo sát tại Brazil với gần 200 trẻ cho thấy, trong 2 năm đầu đời nếu trung bình bé bị 7 đợt tiêu chảy thì lúc 7 tuổi sẽ thấp hơn 3,6 cm so với bạn cùng lứa tuổi không mắc bệnh. Trẻ bị giun khi lên 7 cũng sẽ thấp hơn các bạn khác 4,6 cm.

"Như vậy trẻ có nguy cơ giảm tới 8,2 cm chiều cao nếu vừa bị tiêu chảy vừa có giun sán trong người. Sau nhiễm trùng đường ruột, khả năng nhận thức của bé cũng giảm", bác sĩ Vinh nhấn mạnh.

Nguyên nhân là do khi bị nhiễm trùng đường ruột (có tiêu chảy hoặc không), trẻ có nguy cơ mất protein qua đường ruột, giảm hấp thu dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển. Việc tái phân bố năng lượng vào việc chống bệnh cũng dẫn đến tình trạng thiếu hụt năng lượng nuôi dưỡng não.

Cũng theo bác sĩ, dù được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ thì trẻ tiêu chảy nhiều lần cũng vẫn bị thấp còi hơn các trẻ khác. Điều này trái với quan niệm thông thường rằng những gì đã mất đi trong lúc trẻ bị tiêu chảy có thể phục hồi hoàn toàn sau khi hết bệnh. Thực tế có những tổn thương không thể phục hồi hoàn toàn như trước được.

Các chuyên gia khuyến cáo, bên cạnh vấn đề dinh dưỡng, để trẻ phát triển tối đa về chiều cao cũng như trí thông minh, cha mẹ cần có biện pháp phòng ngừa bệnh cho trẻ, đặc biệt là những bệnh nhiễm trùng lây truyền qua bàn tay mẹ, người chăm sóc và trẻ.

Một biện pháp phòng bệnh hết sức đơn giản mà nhiều người đang bỏ qua là rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi vệ sinh. Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, 80% bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất hiện nay như tiêu chảy, tay chân miệng, thương hàn... đều liên quan đến hành vi không rửa tay bằng xà phòng.

                                                                          Theo VnExpress

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Bùi Văn Cửu đã trao quà, thăm hỏi, động viên thương binh Nguyễn Xuân Nội.
Đoàn đã đến thăm hỏi, tặng quà gia đình bà Nguyễn Thị Gấm, tổ 2, phường Chăm Mát là vợ liệt sĩ Nguyễn Đại Hải.

Người thương binh già và nỗi đau xuyên ba thế hệ

(HBĐT) - Ngôi nhà đó nằm bình yên giữa một khoảng sân rộng, khu vườn lúc nào cũng xào xạc tiếng lá reo. Nhưng trái ngược với sự yên bình của cảnh vật, sống trong ngôi nhà đó bao năm nay, trái tim người thương binh già luôn nặng trĩu bởi nỗi đau bất tận mang tên chất độc da cam/điôxin. Nỗi đau đã xuyên qua ba thế hệ gia đình ông, từ đời ông sang đời các con và đến cả thằng cháu trai mới hai tuổi cũng trở thành nạn nhân của nó!

Trên 37,2 tỷ đồng xây dựng 3 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung

(HBĐT) - Theo Quyết định số 480, ngày 4/4/2011 của UBND tỉnh về việc giao dự toán chi thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011, các xã Phú Lương, Vũ Lâm (Lạc Sơn) và Vạn Mai (Mai Châu) sẽ được đầu tư xây dựng mới 3 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, với tổng mức đầu tư là 37.248.000 đồng.

Khai thác hiệu quả phòng thí nghiệm trọng điểm

Cả nước hiện có 17 phòng thí nghiệm trọng điểm (PTNTÐ) thuộc các lĩnh vực khác nhau, được xây dựng với nguồn vốn đầu tư hơn 1.125 tỷ đồng. Hoạt động của các phòng thí nghiệm này đã góp phần đáng kể vào công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo của các viện nghiên cứu và trường đại học. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, cần tháo gỡ, giải quyết để việc khai thác các PTNTÐ có hiệu quả thật sự.

Các dấu hiệu nguy hiểm khi sử dụng kháng sinh

Thực trạng hiện nay cho thấy, việc lạm dụng kháng sinh xảy ra khá phổ biến vì các nhà thuốc thường bán kháng sinh một cách dễ dàng theo yêu cầu của khách hàng và vì lợi nhuận của nhà thuốc mà quên đi những nguyên tắc quy định. Để bảo đảm thực hành tốt nhà thuốc (GPP), việc mua sử dụng và bán thuốc kháng sinh nhất thiết phải có đơn của bác sĩ.

Phòng ngừa các bệnh không lây nhiễm ở trẻ em

Sự lây nhiễm các bệnh do vi khuẩn virut ở trẻ em tuổi nhà trẻ là rất phổ biến, tuy nhiên bên cạnh đó rất nhiều trẻ phải nhập viện do các bệnh không lây nhiễm. Nguyên nhân một phần do sự chăm sóc bất cẩn của người lớn.

Bệnh tay chân miệng do entero virus 71 gây ra rất nguy hiểm

Bệnh tay chân miệng (TCM) đang gia tăng ở mức độ báo động. Những năm trước đây, bệnh TCM người ta chỉ gặp ở các tỉnh phía nam nước ta, nhưng năm nay bệnh này có xu hướng “tiến” ra phía bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục