Thực trạng hiện nay cho thấy, việc lạm dụng kháng sinh xảy ra khá phổ biến vì các nhà thuốc thường bán kháng sinh một cách dễ dàng theo yêu cầu của khách hàng và vì lợi nhuận của nhà thuốc mà quên đi những nguyên tắc quy định. Để bảo đảm thực hành tốt nhà thuốc (GPP), việc mua sử dụng và bán thuốc kháng sinh nhất thiết phải có đơn của bác sĩ.

 

Lạm dụng kháng sinh

Lạm dụng kháng sinh là việc sử dụng kháng sinh quá mức cần thiết như những bệnh không bị nhiễm khuẩn mà vẫn dùng kháng sinh, nhiễm khuẩn nhẹ mà dùng kháng sinh mạnh, dùng kháng sinh có tính chất bao vây, dùng kháng sinh để dự phòng bệnh khi không thật cần thiết hay dùng kháng sinh trong thời gian quá dài hoặc quá ngắn. Sự lạm dụng kháng sinh gây ra nhiều tác hại như nguy cơ kháng kháng sinh của vi khuẩn, nguy cơ dị ứng, gây lãng phí cho bệnh nhân nói riêng cũng như cho xã hội nói chung. Những quan niệm sai lầm trong việc sử dụng kháng sinh như “sốt là phải dùng kháng sinh” hay “đã có viêm là phải dùng kháng sinh” cùng với sự dễ dãi của nhân viên nhà thuốc trong việc bán thuốc kháng sinh cho khách hàng… là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc lạm dụng kháng sinh trong cộng đồng.

 Một nhà thuốc đạt GPP bao giờ cũng có bàn tư vấn sử dụng thuốc.

Sử dụng kháng sinh phải có đơn của bác sĩ

Bệnh nhân khi mua thuốc kháng sinh và nhân viên nhà thuốc khi bán thuốc kháng sinh nhất thiết phải có đơn của bác sĩ. Vì vậy, người bệnh muốn có thuốc kháng sinh để điều trị phải đi khám bác sĩ để lấy đơn thuốc, mặt khác, nhân viên nhà thuốc cần giới thiệu khách hàng có nhu cầu mua thuốc kháng sinh tới cơ sở y tế khi khách hàng không có đơn thuốc của bác sĩ hoặc có đơn thuốc không phù hợp như đơn thuốc cũ, đơn thuốc của một bệnh nhân khác…

Khi bán thuốc kháng sinh theo đơn thuốc của bác sĩ, nhân viên nhà thuốc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng kháng sinh một cách cụ thể. Hầu hết, tất cả các loại kháng sinh dạng uống hoặc tiêm thường được sử dụng 2 lần trong ngày, chỉ có một số ít kháng sinh dùng 1 lần trong ngày như moxifloxacin, azithromycin, thuốc bôi chống nấm nystatin… Nên uống kháng sinh trước bữa ăn để thuốc có tác dụng tối đa. Không nên tự ý giảm liều thuốc hoặc ngừng thuốc kể cả khi bệnh đã đỡ hay thậm chí bệnh nhân có cảm giác như bệnh đã khỏi hẳn. Khi dùng hết đợt kháng sinh đã được chỉ định, nếu bệnh chưa khỏi hẳn, không nên tự ý tiếp tục dùng thêm hoặc tăng liều mà nên đi khám lại để bác sĩ cho hướng điều trị phù hợp.

Khi nào cần phải đến cơ sở y tế?

Khi sử dụng kháng sinh, người bệnh cần phải theo dõi diễn biến lâm sàng để đến ngay cơ sở y tế khi có các dấu hiệu không đáp ứng, đặc biệt là các dấu hiệu nguy hiểm trong một số trường hợp sau đây:

- Dùng kháng sinh mà không đáp ứng sau 3 ngày điều trị đủ liều được biểu hiện bằng các triệu chứng viêm như: sốt, sưng nóng, đỏ đau, dịch viêm... không giảm.

- Có các biểu hiện của dị ứng kháng sinh như nổi mày đay, ngứa, ho, tức ngực, khó thở kiểu hen suyễn; loét miệng, đỏ mắt, loét bộ phận sinh dục… nên ngừng ngay thuốc kháng sinh và đến khám lại tại các cơ sở y tế kịp thời.

- Đối với những bệnh nhân có tiền sử dị ứng với thuốc kháng sinh hoặc các loại dị ứng khác, cần đặc biệt chú ý tới khả năng dị ứng thuốc kháng sinh và cần biết các dấu hiệu dị ứng đã nêu trên để dừng ngay thuốc và đến ngay cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

- Những người bệnh biết rõ đã dị ứng với thuốc kháng sinh được kê trong đơn thuốc nên tạm thời chưa sử dụng thuốc và quay lại gặp bác sĩ để được kê loại thuốc kháng sinh khác phù hợp.

Một vấn đề cũng cần quan tâm và thận trọng khi sử dụng kháng sinh là nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng như những thông tin về thuốc thường có trong hộp thuốc để biết các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra và cách xử lý. Những tác dụng không mong muốn nhẹ thường tự khỏi mà không cần phải ngừng sử dụng thuốc nhưng cũng nên thông báo tình trạng này cho bác sĩ điều trị biết. Bác sĩ sẽ quyết định cách xử lý trong từng trường hợp cụ thể. Đối với các trường hợp có phản ứng dị ứng nên ngừng thuốc ngay và đến khám tại cơ sở y tế để được điều trị đúng cách, phù hợp.

Khuyến nghị

Bộ Y tế đã ban hành Công văn số 1517/BYT-KCB ngày 6/3/2008 hướng dẫn thực hiện Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú với danh mục 30 nhóm thuốc phải kê đơn và bán thuốc theo đơn, trong đó có nhóm thuốc kháng sinh. Vì vậy, người dân cần hiểu biết về vấn đề này và cùng đồng hành với nhân viên nhà thuốc để thực hiện nghiêm túc những quy định của Bộ Y tế nhằm khắc phục tình trạng lạm dụng kháng sinh khá phổ biến hiện nay, đồng thời bảo đảm việc sử dụng thuốc kháng sinh hiệu quả, an toàn, hợp lý đối với các bệnh nhiễm khuẩn.

 

                                                                                     Theo Báo SKĐS

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Trước khi vận chuyển về TP.HCM để không bị chết, vịt sẽ được nặn tạp chất ra như thế này

Trẻ bị stress vì học hè

Mùa hè, thay vì cho con vui chơi, nghỉ ngơi thư giãn sau một năm học căng thẳng, thì nhiều phụ huynh lại bắt con học thêm với lịch học dày đặc. Các nhà chuyên môn khuyến cáo, khi không cân đối việc học, việc chơi dễ khiến trẻ bị stress.

Cơ hội mới cho người có “ết”

Với gần 250 nghìn trường hợp có HIV/AIDS tích lũy đến nay, Việt Nam vẫn phải đối mặt với gánh nặng từ căn bệnh thế kỷ. Kinh phí điều trị bệnh HIV/AIDS chủ yếu từ các nguồn tài trợ dự án quốc tế nên hoạt động phòng chống HIV/AIDS ở nước ta còn hạn chế, chưa chủ động. Nhằm khắc phục tình trạng này và hướng đến mục tiêu thiên niên kỷ là đẩy lùi dịch HIV/AIDS vào năm 2015, trong khuôn khổ cuộc họp Đại hội đồng Y tế thế giới vừa diễn ra tại Geneva, Việt Nam đã trình bày kế hoạch triển khai thí điểm phương pháp điều trị HIV 2.0 - được cho là có thể giảm gần như hoàn toàn các ca tử vong liên quan đến AIDS và giúp dự phòng lây nhiễm HIV - mà Việt Nam là quốc gia đầu tiên thực hiện.

BVĐK tỉnh: Khám và sàng lọc bệnh tim mạch

(HBĐT) - Ngày 23/7, tại BVĐK tỉnh, Trung tâm phẫu thuật tim mạch Bệnh viện E Trung ương phối hợp với Bệnh viên Đa khoa tỉnh tổ chức khám, sàng lọc bệnh tim mạch và chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân miễn phí bị bệnh tim bẩm sinh ở mọi lứa tuổi trên địa bàn tỉnh.

13.000 trẻ em thuộc hộ nghèo, vùng khó khăn được cấp thẻ BHYT

(HBĐT) - 5 năm (2005 -2010), công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói chung, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói riêng trên địa bàn tỉnh đã nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Các địa phương, đơn vị đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà, cấp học bổng và thực hiện trợ cấp xã hội cho trẻ em với tổng số tiền 770 triệu đồng; tặng 30.000 ấn phẩm sách, báo, tạp chí.

Phát hành 32.000 vé xổ số ủng hộ nạn nhân chất độc da cam

(HBĐT) - Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thảm họa da cam ở Việt Nam (10/8/1961-10/8/2011) và hưởng ứng đợt xổ số đặc biệt ủng hộ nạn nhân chất độc da cam/dioxin, ngày 21/7, UBND huyện Lương Sơn tổ chức phát hành xổ số đặc biệt ủng hộ nạn nhân chất độc da cam/dioxin.

Tai nạn bỏng ở trẻ em: Mối nguy hiểm có thể tránh

Bỏng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tai nạn thương tích (tai nạn giao thông, đuối nước, bỏng,…) dẫn đến tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề ở trẻ em. Mặc dù các ngành chức năng và phương tiện truyền thông đã liên tục cảnh báo, nhưng tình trạng bỏng vẫn có xu hướng gia tăng, đặc biệt là vào mùa hè, trẻ không đến trường nên số ca nhập viện và tử vong do bỏng lại gia tăng nhanh chóng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục