Hàng năm, tỷ lệ mắc tiêu chảy do virut rota chiếm trên 50% trong tổng số trẻ em dưới 5 tuổi bị tiêu chảy. Ở nước ta, loại virut đặc trị bệnh này vẫn phải nhập ngoại với giá thành khá cao. Xuất phát từ thực tế đó, Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vaccin và Sinh phẩm y tế (Bộ Y tế) đã nghiên cứu sản xuất thành công vaccin rota nhằm chủ động nguồn vaccin cho nhu cầu trong nước.

Bệnh phổ biến, dễ lây lan

Bệnh tiêu chảy do virut rota là căn bệnh viêm dạ dày ruột cấp tính phổ biến ở trẻ em trên toàn thế giới. Virut rota dễ lây lan vì chúng đào thải qua phân rất lớn và có mặt ở khắp mọi nơi, trên các đồ vật xung quanh trẻ như: bàn ghế, sàn nhà, đồ chơi, nguồn nước, các vật dụng trong gia đình... Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, khả năng nhiễm rất cao do trẻ thường xuyên tiếp xúc với tay người, các đồ vật bằng chính tay, miệng của trẻ. Sau khi nhiễm virut rota khoảng 6 - 12 giờ, trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng sốt, nôn dữ dội có thể đến 15 lần/ngày, sau đó bị tiêu chảy liên tục từ 10-20 lần/ngày, phải nhập viện để truyền dịch. Trẻ có thể tử vong nếu mất nước nặng.

 Sản xuất vaccin phòng bệnh tiêu chảy do virut rota tại Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất vaccin và Sinh phẩm y tế. Ảnh: B.Kiên

Tiêm vaccin là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu

Tiêu chảy do virut rota ở trẻ em là gánh nặng với tất cả các nước trên thế giới. Việc cải thiện điều kiện vệ sinh cũng không làm giảm tỷ lệ mắc tiêu chảy do virut rota, do vậy biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay là sử dụng vaccin. Từ năm 2008, vaccin Rotarix của hãng Glaxo Smith Kline (Bỉ) đã được đưa vào sử dụng trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, giá thành của vaccin này rất cao, hơn 700.000 đồng/liều nên số trẻ được sử dụng vaccin này chưa nhiều.

Sẽ có vaccin “made in” Việt Nam

Từ năm 1998 đến nay, Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất vaccin và Sinh phẩm y tế (Bộ Y tế) đã tập trung nghiên cứu sản xuất vaccin phòng tiêu chảy do rota virut. Mục tiêu của nghiên cứu này là tạo được hệ thống chủng giống virut rota của Việt Nam để sản xuất vaccin rota đặc hiệu phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ em Việt Nam, đồng thời xây dựng quy trình công nghệ sản xuất vaccin rota sống, giảm độc lực uống trên tế bào. Việc sản xuất thành công vaccin rota với chất lượng quốc tế, hiệu quả cao, giá thành chỉ bằng 1/3 so với giá nhập từ nước ngoài đem lại hy vọng sẽ là sản phẩm phòng bệnh cho toàn bộ trẻ em nước ta, làm giảm đáng kể tỉ lệ trẻ tử vong vì tiêu chảy do virut rota gây ra.

Hiện Trung tâm đang hoàn tất các thủ tục cần thiết để sản xuất quy mô công nghiệp và cung cấp rộng rãi ra thị trường. 

 

                                                                          Theo Báo SKĐS          

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục