Thói quen đẩy lưỡi hay còn gọi là đẩy lưỡi bẩm sinh, đẩy lưỡi không điển hình là một thói quen xấu thường gặp ở trẻ em nhưng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về răng, khớp cắn, cũng như phát âm. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và loại bỏ các thói quen xấu này kịp thời thì có thể tránh được các hậu quả lệch lạc răng - hàm không mong muốn.

Nguyên nhân của tật đẩy lưỡi?

Nhìn chung, chúng ta có thể phân biệt thành hai nhóm nguyên nhân: đẩy lưỡi tiên phát và đẩy lưỡi thứ phát. Đẩy lưỡi tiên phát có nguyên nhân do rối loạn thần kinh cơ: trẻ không thay đổi thói quen nuốt lúc sơ sinh. Khi bảo bệnh nhân đưa đầu lưỡi chạm lên vòm miệng thì bệnh nhân không thể hoặc rất khó có thể thực hiện được. Nhóm nguyên nhân thứ hai là đẩy lưỡi thứ phát có liên quan đến các lệch lạc răng hàm và bệnh lý vùng miệng, tai mũi họng như: hậu quả của mút ngón tay, mút núm vú giả, bú bình; dị ứng, viêm nhiễm làm tắc nghẽn đường mũi, gây ra thở miệng do đó lưỡi bị đặt ở tư thế thấp trong miệng; viêm VA, amidan sưng to, viêm họng gây nuốt khó; lưỡi to bất thường; yếu tố di truyền, ví dụ hàm dưới quá dốc; phanh lưỡi ngắn (lưỡi dính). Trên thực tế lâm sàng, nhiều trường hợp rất khó có thể phân biệt đẩy lưỡi tiên phát và thứ phát.

 Khí cụ cố định có viên bi được dùng để tái chức năng của lưỡi.      

Đẩy lưỡi gây ra những hậu quả gì?

Đẩy lưỡi thường gây ra tình trạng khớp cắn hở, vẩu cả hai hàm nếu đẩy lưỡi phía trước ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và chức năng của bộ răng. Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào thời gian và tần suất đẩy lưỡi.

Có rất nhiều hình thái đẩy lưỡi khác nhau gây ra những lệch lạc răng-hàm cần phải điều trị nắn chỉnh răng hàm như:

Cắn hở phía trước: hay gặp nhất và là kiểu điển hình. Ở tư thế nghỉ (xem tivi, đọc sách…) môi không khép chặt, miệng mở, lưỡi đẩy ra phía trước. Cắn hở (do lưỡi đặt vào giữa răng cửa trên và dưới, cản trở sự mọc lên bình thường của các răng này). Thường gặp khó khăn khi phát âm các âm /s/ và /z/. Có thể thấy thở miệng, mút ngón tay kết hợp. Kiểu đẩy lưỡi này hay gặp ở những trẻ có lưỡi to bất thường.

Đẩy lưỡi phía trước: Răng cửa trên nhô ra trước cực độ, răng cửa dưới ngả trong (do cường cơ cằm).

Đẩy lưỡi một bên: Khớp cắn hở một bên.

Đẩy lưỡi hai bên: Khớp cắn phía trước đóng trong khi các răng phía sau từ răng tiền hàm thứ nhất đến răng hàm cuối cùng cắn hở cả hai bên. Đây là kiểu đẩy lưỡi khó khắc phục và những hậu quả của chúng là khó điều trị nhất.

Đẩy lưỡi cắn khít: Các răng phía trước trên và dưới nghiêng ra phía trước và thưa nhau.

Chẩn đoán trẻ có thói quen đẩy lưỡi dựa vào các triệu chứng trên bởi các nha sĩ cơ sở, bác sĩ chỉnh nha, bác sĩ răng trẻ em, bác sĩ nha chu và các bác sĩ trị liệu phát âm. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc chẩn đoán cũng dễ dàng. Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng này chỉ được phát hiện ra cho tới khi trẻ đến khám bác sĩ chỉnh nha hoặc khám răng trẻ em.

 Khí cụ có viên bi được gắn vào trong miệng, hằng ngày trẻ tập đẩy lưỡi vào viên bi để tái trở lại động tác nuốt bình thường.

2 cách loại bỏ thói quen đẩy lưỡi

Có 2 cách để loại bỏ thói quen đẩy lưỡi:

Sử dụng các khí cụ trong miệng: đây là một điều trị chuyên khoa do các nha sĩ chỉ định.

Luyện tập các thói quen răng miệng đúng: là một bài tập rèn luyện lại các cơ kết hợp với phản xạ nuốt bằng cách thay đổi kiểu nuốt. Được tiến hành nhờ các bác sĩ trị liệu. Đây là phương pháp mang lại tỷ lệ thành công cao nhất. Tuy nhiên để luyện tập có hiệu quả cao cần có các khí cụ hỗ trợ mang trong miệng để trẻ tập luyện. Do đó trong điều trị thường phối hợp cả hai phương pháp trên.

Trong các trường hợp đẩy lưỡi đã gây ra các lệch lạc răng - hàm, tùy mức độ lệch lạc răng hàm và nguyên nhân đẩy lưỡi mà có thể sử dụng các khí cụ chỉnh hình răng kèm theo. Nếu không phát hiện ra thói quen đẩy lưỡi và có kế hoạch tập luyện mà chỉ nắn chỉnh răng hàm, khi tháo bỏ khí cụ nắn chỉnh rất dễ bị tái phát trở lại.
 
 
                                                                              Theo Báo SKĐS
 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Huyện Cao Phong tập trung vận động giảm tỷ lệ sinh con thứ 3

(HBĐT) - Những năm gần đây, huyện Cao Phong liên tục xẩy ra trường trường sinh con thứ 3, không chỉ rơi vào trường hợp con một bề mà còn cả với những gia đình có cả trai lẫn gái. Năm 2009 có 27 cặp vợ chồng sinh con thứ 3, năm 2010 có 16 trường hợp và 6 tháng đầu năm 2011 có 10 trường hợp, trong đó, chủ yếu của thị trấn Cao Phong, xóm Tiến Lâm II, Má I, II của xã Bắc Phong, xóm Nam Hồng, xóm Mạt của xã Nam Phong, xóm Nam Hồng của xã Dũng Phong…

104 đối tượng xã hội được nuôi dưỡng thường xuyên

(HBĐT) - Thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội, Sở LĐ-TB&XH đã chỉ đạo Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh hiện tốt việc nuôi dưỡng thường xuyên 104 đối tượng. Trong đó có 17 người già cô đơn, 39 trẻ mồ côi, 15 người tâm thần, 19 người tàn tật, 8 trẻ em có hoàn cảnh bất hạnh, 3 đối tượng hưu trí tự nguyện và 3 đối tượng lang thang cơ nhỡ.

Phụ nữ Anh có tỷ lệ bị ung thư cao nhất châu Âu

Theo tờ Independent của Anh ngày 1/8, các chuyên gia cho biết phụ nữ Anh có tỷ lệ mắc ung thư cao hơn 17% so với những phụ nữ châu Âu khác. Béo phì và rượu là những nguyên nhân góp phần gây ra tình trạng này.

Xôi chè – điểm tâm mùa hè

Không khô, mau ngán như xôi, cũng không quá ngọt như chè, xôi chè thích hợp với những bữa điểm tâm nhẹ nhàng.

Triển vọng mới từ cây sâm Ngọc Linh

Sau gần 18 năm nghiên cứu, GS.TS Dương Tấn Nhựt và cộng sự (thuộc Viện Sinh học Tây Nguyên) đã thu được những kết quả bước đầu trong việc nhân giống vô tính cây sâm Ngọc Linh.

Tặng 5 suất quà cho nạn nhân CĐDC/Đioxin

(HBĐT) - Nhân ngày hành động vì nạn nhân CĐDC/Đioxin 10/8, ngày 1/8, Hội Nạn nhân CĐDC/Đioxin TP Hòa Bình đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà 2 nạn nhân CĐDC là Tô Ngọc Quang và Diệp Thị Tâm, mỗi suất trị giá 500.000 đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục