Các bác sỹ Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới (Quảng Bình) vừa tiến hành phẫu thuật gắp ra một con vắt rừng đang còn sống nằm ở trong khí quản của một người bệnh.

 


Con vắt đen trong khí quản
Bệnh nhân là Y.M., 28 tuổi (người dân tộc Macong, trú tại xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình). Chị cho biết, cách đây hơn 2 tháng có đi rừng và uống nước suối. Về nhà một thời gian thì có khạc ra máu tươi nhưng do chủ quan và hoàn cảnh gia đình khó khăn nên không đến bệnh viện thăm khám. Đến khi ho, khạc ra máu nhiều, khàn đặc tiếng, khó thở mới đi khám và các bác sỹ đã phát hiện ra một con vắt đang sống trong khí quản.

 

Các bác sỹ đã tiến hành phẫu thuật nội soi, con vắt được gắp ra với chiều dài khoảng 10cm và vẫn đang còn sống, ngoe nguẩy trong khí quản của bệnh nhân.

 
Khi được gắp ra, con vắt có chiều dài 10cm

Các bác sỹ cho biết, đỉa rừng hay vắt rừng thường sống ở khe suối khi người và động vật uống nước suối con vắt còn non và sẽ chui vào các khoang mũi, họng, thanh khí phế quản người hay động vật và sống ký sinh ở đó. Chúng hút máu vật chủ lớn lên nhanh chóng và gây ra triệu chứng về đường hô hấp. Vì vậy người dân không nên uống nước khe, suối trực tiếp khi chưa được đun sôi.

 

                                                Theo DanTri

Các tin khác

Không có hình ảnh
Trường PTDTNT huyện Đà Bắc tạo mọi điều kiện thuận lợi cho học sinh vùng co trong học tập, sinh hoạt.
Các đại biểu tham dự lễ kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Trung tâm TTGDSK.
Cán bộ đoàn giám sát kiểm tra các dấu hiệu bệnh 
trên người bệnh nhân tại tổ 19, phường Tân Thịnh.

Gian nan đường đến trường của trẻ có “H”

Đến nay, trên thế giới và ở Việt Nam chưa có trường hợp nào trẻ em bị lây nhiễm HIV (có “H”) bởi trẻ khác qua tiếp xúc, sinh hoạt hằng ngày. Nước ta có luật, có pháp lệnh và các quy định về việc không phân biệt, kỳ thị và trẻ em có "H" có quyền được học tập nhưng nhiều trẻ có "H" vẫn phải từ bỏ giấc mơ đến trường bởi bị ngăn cản, bị kỳ thị.

Công khai cơ sở nấu ăn "bẩn"

Ngày 15.8, UBND TP.HCM chỉ đạo các sở, ngành liên quan và UBND các quận, huyện tăng cường kiểm tra các cơ sở dịch vụ cung cấp suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể, công ty cung cấp suất ăn công nghiệp, nấu ăn phục vụ tiệc...; xử lý kiên quyết các trường hợp vi phạm, đình chỉ hoạt động và thông tin công khai trên các phương tiện truyền thông đối với các cơ sở không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm trong cộng đồng.

Bệnh tay chân miệng bùng phát thành dịch

Bệnh tay chân miệng (TCM) đã bùng phát thành dịch và lan rộng. Đó là đánh giá của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trong Hội nghị Tăng cường phòng chống bệnh TCM và Triển khai chiến dịch phòng chống bệnh sốt xuất huyết (SXH) diễn ra tại TP.HCM vào hôm nay 15.8.

Phát hiện móng tay, tóc trong viên nang “thịt người”

Bộ Y tế Trung Quốc đã gấp rút mở cuộc điều tra sau khi đài truyền hình SBS-Hàn Quốc đưa tin nước này đang nhập từ Trung Quốc 1 loại thuốc làm từ nhau thai, thai chết lưu… và kết quả xét nghiệm cho thấy có tóc và móng tay trong viên nang.

Trồng cây để chống muỗi

Thay vì xịt thuốc, đốt hương đuổi muỗi, hãy trồng hoặc đặt những loại thực vật sau trong nhà, sân vườn… Chúng vừa thân thiện với môi trường, không gây độc hại cho sức khỏe lại giúp phòng chống và xua đuổi muỗi hiệu quả.

Có bệnh mà giấu, phạt 1 triệu đồng

Những người mắc bệnh truyền nhiễm đã được công bố là có dịch mà giấu giếm sẽ bị phạt tiền với mức cao nhất là 1 triệu đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục