Một giờ học của trẻ em có HIV tại Trung tâm 2 Ba Vì (Hà Nội).

Một giờ học của trẻ em có HIV tại Trung tâm 2 Ba Vì (Hà Nội).

Đến nay, trên thế giới và ở Việt Nam chưa có trường hợp nào trẻ em bị lây nhiễm HIV (có “H”) bởi trẻ khác qua tiếp xúc, sinh hoạt hằng ngày. Nước ta có luật, có pháp lệnh và các quy định về việc không phân biệt, kỳ thị và trẻ em có "H" có quyền được học tập nhưng nhiều trẻ có "H" vẫn phải từ bỏ giấc mơ đến trường bởi bị ngăn cản, bị kỳ thị.

 

Gian nan đường đến trường

Nguyễn Thị Thu Phương (11 tuổi, ở huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên) năm học này sẽ lên lớp 3, so với các bạn cùng tuổi, em học muộn vài năm, lý do bởi em có "H". Phương có hoàn cảnh éo le. Bố, mẹ qua đời vì HIV/AIDS, Phương được ông nội đón về nuôi dưỡng, chăm sóc. Đến tuổi đi học nhưng không trường nào nhận em. Nhiều lúc em hỏi ông nội: "Ông ơi, tại sao người ta không cho cháu đi học?". Thương đứa cháu mồ côi bất hạnh, ông Tuyến đã gửi thư cầu cứu khắp nơi. Các cơ quan báo chí vào cuộc, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kim Động can thiệp, rồi nhiều buổi thuyết phục đẫm nước mắt của người ông, Phương mới được nhà trường nhận.

Em Nguyễn Thu Thủy, 15 tuổi và nhiều bạn cùng cảnh ngộ có "H" hiện phải học ghép ở Trung tâm Giáo dục lao động số 2 Ba Vì, Hà Nội. Thủy cũng đã từng được cắp sách đến Trường Tiểu học Yên Bài B (xã Yên Bài, huyện Ba Vì) để học hòa nhập. Nhưng niềm vui của em và năm người bạn nữa chỉ kéo dài được có vài ngày. Nhiều bậc phụ huynh đã xông vào lớp học lôi xềnh xệch Thủy và các bạn ra khỏi cổng trường.

Đừng tước đi quyền của các em!

Kết quả điều tra của các nhà chuyên môn cung cấp tại hội thảo mang tên "Con đường đến trường cho trẻ nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV: Cơ hội và thách thức" do Tổ chức Cứu trợ trẻ em Việt Nam và Ủy ban châu Âu tổ chức mới đây tại Ba Vì, Hà Nội khẳng định, hiện tại một số tỉnh, thành trong cả nước vẫn còn xuất hiện tình trạng trẻ em có "H" không được đến trường hoặc bị gây khó khăn khi tiếp cận các dịch vụ giáo dục. Bà Trịnh Thị Lê Trâm, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật và chính sách về y tế và HIV/AIDS giải thích, nguyên nhân của tình trạng trên là do nhiều người lo lắng về nguy cơ trẻ em bị lây nhiễm HIV trong các hoạt động vui chơi của trẻ. Tuy nhiên, trên thực tế virus HIV chỉ lây qua ba đường là đường máu, đường quan hệ tình dục và từ mẹ truyền sang con. Bác sĩ Đỗ Thiện Hải, Viện Nhi trung ương khẳng định: "Tiếp xúc thông thường với trẻ nhiễm HIV không bị lây nhiễm và cho đến nay cũng chưa có báo cáo nghiên cứu nào về lây nhiễm HIV do bị cào cấu hoặc cắn gây ra".

Theo ông Nguyễn Trọng An, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em (thuộc Bộ LĐ-TB&XH), để giúp trẻ nhiễm HIV có cơ hội tiếp tục học tập hòa nhập, cha mẹ và cộng đồng cần hiểu chính xác và đầy đủ về HIV, biết phòng, tránh lây nhiễm HIV đúng cách. Các phụ huynh không nên gây áp lực với nhà trường để ngăn cản trẻ em nhiễm HIV được cùng học với trẻ em khác. "Chúng ta nên bổ sung vào nghị định bảo vệ chăm sóc trẻ nếu phụ huynh nào có hành vi vi phạm nghiêm trọng thì có thể bị truy tố. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh tuyên truyền giảm sự kỳ thị và phân biệt đối xử với trẻ em nhiễm HIV. Không đổ lỗi, buộc tội trẻ em về các hành vi của cha mẹ hay người thân của các em", ông An nhấn mạnh.

 

                                        Theo HaNoiMoi

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Viên nang chứa chất bột có ADN trùng 99,7% ADN người
Không có hình ảnh

Có bệnh mà giấu, phạt 1 triệu đồng

Những người mắc bệnh truyền nhiễm đã được công bố là có dịch mà giấu giếm sẽ bị phạt tiền với mức cao nhất là 1 triệu đồng.

Từ ngày 20-8 bắt đầu thanh tra về chất lượng ATVSTP dịp Tết Trung thu

Ngày 14-8, Ban Chỉ đạo liên ngành TƯ về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, theo kế hoạch thanh tra, kiểm tra về chất lượng ATVSTP trong dịp Tết Trung thu năm 2011, bắt đầu từ ngày 22-8 đến 22-9 tới, 6 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành TƯ sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra tại 18 tỉnh, thành phố; các địa phương thanh tra tại các cơ sở thực phẩm theo yêu cầu công tác quản lý trên địa bàn.

Viêm phổi sơ sinh Những dấu hiệu nhận biết sớm

Viêm phổi là bệnh nhiễm khuẩn hô hấp hay gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu nhất là ở trẻ sơ sinh. Do triệu chứng ban đầu thường không rõ ràng nên dễ bị bỏ qua. Bệnh thường xuất hiện sớm, sau đẻ từ 12 giờ đến vài ngày, diễn tiến nhanh và nặng. Nhiều trường hợp trẻ không sốt (chỉ hơi âm ấm đầu), không bị ho nhiều nhưng đã bị biến chứng viêm phổi rất nặng.

“Thuốc ngủ loại mạnh” rao bán trên mạng: Mua dễ, dùng bừa, nhập viện

Thuốc an thần như seduxen hay lexomil theo quy định của ngành y tế thuộc danh mục thuốc kê đơn, dùng theo chỉ định của bác sĩ và bị quản lý rất chặt chẽ tại các hiệu thuốc. Tuy nhiên hiện nay dòng sản phẩm này được rao bán tràn lan trên mạng với số lượng không hạn chế. Mua dễ, dùng bừa đã khiến nhiều người phải nhập viện cấp cứu do bị ngộ độc thuốc gây ra.

Sử dụng men tiêu hóa như thế nào là hợp lý?

Thời gian gần đây không ít người đặc biệt là trẻ em, khi ăn không tiêu, bị đầy bụng sinh hơi, chán ăn... là lại sử dụng men tiêu hóa. Việc sử dụng men tiêu hóa không đúng chỉ định có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả người lớn và trẻ em. Vì vậy, trước khi sử dụng các sản phẩm men tiêu hóa, mọi người phải biết nguồn gốc, tác dụng và khi nào thì cần thiết dùng đến men tiêu hóa.

150 bác sỹ được tập huấn chẩn đoán, điều trị, chăm sóc giảm nhẹ, phát hiện ung thư sớm

(HBĐT) - Trong 2 ngày 11 và 12/8, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, chương trình Phòng chống ung thư quốc gia năm 2011 đã phối hợp với Sở Y tế tổ chức tập huấn về chẩn đoán, điều trị, chăm sóc giảm nhẹ, phát hiện ung thư sớm cho 150 bác sỹ của Bệnh viện Đa khoa tỉnh và 11 bệnh viện các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục