Một bé 24 tháng tuổi bị TCM nhập viện điều trị từ 16/8 đến nay

Một bé 24 tháng tuổi bị TCM nhập viện điều trị từ 16/8 đến nay

Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Nguyễn Văn Bình, người phát ngôn về dịch tay chân miệng, đã cho biết như thế trong cuộc trao đổi với chúng tôi chiều 19/8.

 

Ông NGUYỄN VĂN BÌNH nói:

 

- Quyết định 64 của Thủ tướng hướng dẫn khi có đủ hai điều kiện: có số người mắc bệnh truyền nhiễm vượt quá số người mắc dự tính bình thường của cơ quan y tế tỉnh thành. Điều kiện thứ hai là có ít nhất một trong bốn yếu tố: quy mô, tính chất của bệnh dịch vượt quá khả năng kiểm soát của cơ quan y tế tuyến tỉnh thành; bệnh dịch được bộ trưởng Bộ Y tế xác định có sự biến đổi tác nhân gây bệnh, có nguy cơ làm tăng tỉ lệ tử vong và chưa có biện pháp khống chế hiệu quả; bệnh dịch có tỉ lệ tử vong cao, chưa rõ tác nhân gây bệnh, chưa có biện pháp khống chế hiệu quả; bệnh dịch xảy ra khi có thiên tai, thảm họa.

 


Ông Nguyễn Văn Bình

Theo ông, với tình hình hiện nay, khi bệnh tay chân miệng đã xuất hiện ở 59 tỉnh thành, số ca mắc tăng gấp 5,2 lần so với năm 2010, số ca tử vong tăng đặc biệt cao (83 ca, trong khi năm 2010 chỉ có sáu ca tử vong), đã có địa phương nào cần công bố dịch tay chân miệng hay chưa?

 

Nhiều địa phương có tỉ lệ mắc tăng cao so với dự tính, nhưng trong hội nghị phòng chống dịch tay chân miệng tổ chức ở TP.HCM cách đây vài ngày, chưa có địa phương nào thông báo tình hình dịch vượt quá khả năng kiểm soát. Tỉ lệ tử vong cao nhưng tác nhân gây bệnh thì đã rõ là do virut EV71.

 

Trong tình hình này, sở y tế địa phương cần xác định đặc điểm dịch tễ của các ca bệnh, tỉ lệ mắc bệnh ở khu dân cư hay trường học nhiều hơn, căn cứ vào mật độ dân số và tỉ lệ mắc ở địa phương, khả năng đáp ứng về y tế... để công bố dịch, huy động tổng lực nhân lực và vật lực để chống dịch.

 

Vậy theo ông, có yếu tố chưa rõ ràng trong điều kiện công bố dịch hay không, khi thật khó để địa phương tự nhận mình không kiểm soát được dịch, trong khi thực tế thì số ca mắc, ca tử vong do bệnh vẫn tăng rất cao, liên tục trong hai tháng qua?

 

Ngày 20/8, chúng tôi sẽ có cuộc họp trực tuyến với một số địa phương và phân tích rõ hơn thế nào là vượt quá tầm kiểm soát. Sau cuộc họp này sẽ có câu trả lời cụ thể hơn về chuyện địa phương nào nên công bố dịch. TP.HCM cho là dịch chưa vượt quá tầm kiểm soát của họ. Nhưng chúng tôi sẽ hướng dẫn các địa phương để họ xác định thêm tình hình của mình, biến kế hoạch của địa phương thành chương trình hành động cụ thể, có công việc hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng...

 

 

Có ý kiến cho là dịch tay chân miệng năm nay tăng cao bất thường, nhưng địa phương thì không đánh giá hết tình hình và Bộ Y tế thì chờ địa phương công bố dịch, khiến số mắc, số tử vong tăng cao. Ý kiến ông thế nào?

 

Không phải là Bộ Y tế chờ, mà bệnh tay chân miệng thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm B, thẩm quyền công bố dịch là chủ tịch UBND tỉnh thành trên cơ sở đề xuất của giám đốc sở y tế. Số mắc tay chân miệng tăng từ tuần 21 (tháng 6-2011) và đỉnh điểm là tuần 25, từ đó đến nay số ca mắc đã giảm dù chưa nhiều, chưa có tuần nào bằng tuần 25, số tử vong cũng giảm.

 

Như vậy theo ông, cần hay chưa cần công bố dịch tay chân miệng trong tình hình dịch khá nghiêm trọng hiện nay?

 

Việc công bố dịch hay chưa phụ thuộc vào cuộc họp trực tuyến với các địa phương hôm nay 20/8 để xem xét thêm tình hình. Nhưng vấn đề ở đây không phải công bố dịch là hết ngay dịch, giải pháp công bố dịch không quá quan trọng vì mục tiêu của công bố dịch là tập hợp nguồn lực, thì giờ các địa phương đã dành nhiều nguồn lực chống dịch.

 

Mặt khác đây là bệnh chưa có vắc-xin, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, việc lây lan tiếp hay không còn tùy thuộc thái độ ứng phó của cả gia đình và người chăm sóc trẻ. Tuyên truyền phòng dịch thời gian qua chưa đến được với người dân, vì không phải người nào cũng nghe đài đọc báo, biết tình hình dịch.

 

 Rất nên đưa việc phòng chống dịch về từng cụm dân cư, có vai trò trách nhiệm của tổ trưởng tổ dân phố, cán bộ phụ nữ, Đoàn thanh niên, chính quyền địa phương để thông tin dịch tay chân miệng đến tận người dân.

 

Chưa đầy ba tháng (tính từ tháng 5) đã có thêm 25.000 người mắc bệnh tay chân miệng, hàng chục ca tử vong. Ông có thấy việc chống dịch quá chậm, bởi lẽ ra phải có những biện pháp mạnh từ tháng 5 khi dịch bắt đầu leo thang?

 

Dịch tay chân miệng đã tăng dần trong 10 năm qua, không chỉ ở VN mà ở nhiều nước châu Á và Đông Nam Á, Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ... đều ghi nhận người mắc. Trung Quốc năm 2010 có trên 1 triệu người mắc, 260 người tử vong. Tôi nói thế không phải để bào chữa cho tình hình dịch gia tăng, mà Bộ Y tế đã triển khai nhiều biện pháp mạnh.

 

Hiện nay đang có mười đoàn giám sát dịch tại các địa phương trọng điểm, các đoàn kiểm tra sẽ làm việc tại địa phương đến hết tháng 9 nếu dịch còn diễn biến phức tạp. Hiện 17-18 địa phương đã có chỉ thị chống dịch ở địa phương, tất cả địa phương đều đã có kế hoạch chống dịch, nhưng như tôi nói là phải biến kế hoạch ấy thành hành động, thành công việc cụ thể trong mỗi giờ, mỗi ngày, mỗi tuần...

 

 

                                                   Theo DanTri

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục