Trong 4 năm gần đây, chúng ta liên tục giảm được số người nhiễm mới HIV, giảm số người mới chuyển sang giai đoạn AIDS và giảm số người tử vong do AIDS. Vậy làm thế nào để duy trì bền vững được kết quả này và “ Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV”. Nhân Ngày Thế giới phòng, chống AIDS 1/12/2011, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến – Bộ trưởng Bộ Y tế, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm đã dành cho phóng viên báo SK&ĐS cuộc trao đổi xung quanh vấn đề này.

PV: Thưa Bộ trưởng, Bộ trưởng có đánh giá như thế nào về tình hình dịch HIV/AIDS hiện nay ở nước ta?

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Theo báo cáo của các địa phương, tính đến ngày 30/9/2011, cả nước hiện có 193.350 người nhiễm HIV/AIDS được báo cáo đang còn sống, trong đó có 47.030 người đã chuyển qua giai đoạn AIDS. Trong 9 tháng đầu năm 2011, số trường hợp nhiễm HIV mới được phát hiện và được báo cáo là 9.121; số người nhiễm HIV chuyển qua giai đoạn AIDS là 3.723 và 1.394 trường hợp tử vong do AIDS. So sánh với cùng kỳ 9 tháng năm 2010, số trường hợp nhiễm mới HIV, bệnh nhân AIDS và tử vong do AIDS tiếp tục có xu hướng giảm (nhiễm mới HIV giảm 546 trường hợp, số bệnh nhân AIDS giảm 496 trường hợp, số người tử vong do AIDS giảm 20 trường hợp). Nếu xu hướng này được tiếp tục duy trì thì năm 2011 này sẽ là năm thứ tư liên tiếp chúng ta đạt được 03 giảm: Giảm số người nhiễm mới HIV, giảm số người chuyển sang giai đoạn AIDS và giảm số người tử vong do AIDS.

 Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.

Tuy nhiên, dịch HIV/AIDS ở nước ta vẫn trong giai đoạn tập trung, nghĩa là tỷ lệ nhiễm HIV cao trong nhóm những người có hành vi nguy cơ cao (như nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm, nam quan hệ tình dục với nam) và còn ở mức thấp (dưới 01%) trong các nhóm dân cư khác. Điều đáng lưu ý trong những năm gần đây, lây nhiễm qua quan hệ tình dục lại có xu hướng gia tăng, nhất là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Có thể nói đường tình dục là “con đường” mà qua đó HIV có thể “len lỏi” vào cộng đồng dân cư gây khó khăn hơn cho công tác phòng, chống và trên thực tế, chúng ta đã phát hiện được HIV trong tất cả các nhóm dân cư.

Nhìn chung dịch HIV/AIDS ở nước ta có xu hướng giảm, song vẫn chưa bền vững và tiếp tục lây lan trên diện rộng. Đến nay dịch HIV đã “có mặt” ở 100% tỉnh/thành phố; 97,9% quận, huyện và 75,8% xã, phường. Vì vậy,  đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục triển khai các biện pháp dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS một cách sâu rộng hơn, quyết liệt hơn và có hiệu quả hơn.

PV: Thời gian tới, công tác phòng, chống HIV/AIDS ở nước ta còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Xin Bộ trưởng có thể chia sẻ về những ứng phó của ngành y tế để có thể hướng tới “Không còn người nhiễm mới HIV”?

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Đứng trước tình hình dịch HIV/AIDS như vậy và nhu cầu thực tế của công cuộc phòng, chống HIV/AIDS, với trách nhiệm là cơ quan thường trực về phòng, chống HIV/AIDS của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, Bộ Y tế đã, đang và sẽ tham mưu cho Chính phủ tăng cường chỉ đạo, đồng thời tổ chức thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp phòng, chống HIV/AIDS.

Trước hết, về lãnh đạo, chỉ đạo: Bộ Y tế sẽ tiếp tục chủ trì, tham mưu cho Đảng và Nhà nước ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo về pháp luật và chính sách liên quan đến phòng, chống HIV/AIDS. Hiện nay, Bộ Y tế đang xây dựng Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030; Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2011-2015; Nghị định của Chính phủ về Điều trị các chất nghiện thuốc phiện bằng thuốc thay thế... Có thể nói, Việt Nam là một trong số ít các nước có môi trường pháp lý và chính sách phù hợp nhằm không ngừng mở rộng về số lượng và nâng cao chất lượng các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân có nhu cầu được tiếp cận các dịch vụ này.

Bộ Y tế cũng đã và đang xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống tổ chức phòng, chống HIV/AIDS từ Trung ương đến cơ sở và mạng lưới cộng tác viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên ở các xã phường, thôn, ấp, bản trong cả nước... để đáp ứng nguồn nhân lực về phòng, chống HIV/AIDS trong thời gian tới.

Khi Việt Nam trở thành một nước có thu nhập bình quân trên đầu người ở mức trung bình thì các nguồn viện trợ từ các tổ chức quốc tế cho Chương trình phòng, chống HIV/AIDS chắc chắn sẽ giảm. Một số các nhà tài trợ lớn đang chuẩn bị kết thúc, Bộ Y tế cũng sẽ chủ trì phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tham mưu cho Chính phủ các giải pháp khắc phục như: tiếp tục duy trì Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS; Tăng dần đầu tư cho Chương trình phòng, chống HIV/AIDS từ nguồn ngân sách Trung ương và các địa phương; Lồng ghép các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào các chương trình, dự án phát triển; Thí điểm và triển khai các mô hình xã hội hóa, hợp tác công - tư, chính sách và cơ chế bảo hiểm y tế trong cung cấp các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS.

Bộ Y tế cũng sẽ chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, đoàn thể, các địa phương, đơn vị; đồng thời với việc tăng cường hợp tác quốc tế để tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS theo hướng toàn diện và dễ tiếp cận với mọi người dân có nhu cầu.

 Tuổi trẻ Đà Nẵng tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS cho giới tài xế lái xe đường dài.

PV:

  Trước mắt, trong Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm nay ở nước ta với chủ đề “Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV”, ngành y tế cũng như các địa phương, đơn vị cần phải làm gì để đạt được hiệu quả cao, thưa Bộ trưởng?

 Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Để Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2011 với chủ đề “Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV” có nhiều kết quả và đạt được các mục tiêu đề ra, Bộ Y tế đã có hướng dẫn triển khai tháng hành động. Tuy nhiên, tôi đề nghị các ngành, các cấp quan tâm và tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện một số hoạt động chủ yếu sau:

- Tăng cường các hoạt động truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS, chú trọng đến những người dễ tổn thương, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa và đồng bào dân tộc thiểu số bằng nhiều hình thức... phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị.

- Mở rộng độ bao phủ và nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế, dịch vụ xã hội, chăm sóc sức khoẻ, tư vấn, đặc biệt là dịch vụ cung cấp các phương tiện dự phòng lây nhiễm HIV như bao cao su, bơm kim tiêm sạch cho nhóm có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao, tiếp tục mở rộng hơn nữa các dịch vụ về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, điều trị thuốc kháng virut HIV (ARV) cho bệnh nhân AIDS.

- Vận động các tổ chức, cá nhân tham gia ủng hộ và chăm sóc người nhiễm HIV. Vận động người nhiễm HIV và gia đình tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Tổ chức các chương trình nhằm vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ gây quỹ hỗ trợ người người nhiễm HIV và tổ chức thăm hỏi người nhiễm hoặc nhóm người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS tại địa phương, đơn vị...

PV: Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

 

                                                                   Theo Báo SKĐS

 

Các tin khác


Cảnh báo biến chứng nguy hiểm từ phương pháp căng da mặt bằng chỉ không an toàn

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh cho biết, căng da bằng chỉ là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên biến chứng căng chỉ gây ra nhiễm khuẩn là vô cùng tai hại.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn 

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã tiến hành cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn nguy hiểm đến tính mạng dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Bệnh viện Việt Đức.

Thành phố Hòa Bình lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là hành động ý nghĩa, nhân văn, nghĩa cử cao đẹp, góp phần cứu sống, mang lại hạnh phúc cho nhiều bệnh nhân cần máu tại các cơ sở y tế. Thời gian qua, Ban Chỉ đạo (BCĐ) vận động HMTN TP Hòa Bình đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của phong trào HMTN. Qua đó, ngày hội HMTN hàng năm tổ chức tại địa bàn đã tiếp nhận hàng nghìn đơn vị máu do cán bộ, công chức, chiến sỹ, đoàn viên, thanh niên và người dân chia sẻ.

Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục