Khàn tiếng là hiện tượng chất giọng bị thay đổi về âm vực, âm sắc nhất là ở âm vực cao làm giọng nói trở nên rè. Ở trẻ em, khàn tiếng chủ yếu do la hét, dùng giọng quá sức. Các chuyên gia tai mũi họng cho biết, vấn đề điều trị khàn tiếng cho trẻ rất khó lại hay tái phát, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tổn thương dây thanh không hồi phục, biến hỏng về giọng nói suốt đời.

Vì sao trẻ thường bị khàn tiếng?

Khàn tiếng ở trẻ em thường gặp ở tuổi từ 5 - 10. Khàn tiếng ở trẻ em thường do dùng giọng quá sức, do cách phát âm sai của trẻ chủ yếu là la hét, nô đùa ở những nơi tập trung đông như trường học, trại hè, các đội đồng ca thiếu nhi… Bệnh có những đặc điểm lâm sàng riêng biệt, đặc trưng cho trẻ em gọi là khàn tiếng tăng động ở trẻ nhỏ hay trước đây gọi đơn giản là khàn tiếng ở trẻ con. Một số ít trường hợp xuất hiện khàn tiếng do viêm VA, những bệnh phát ban như sởi cũng gây khàn tiếng kéo dài ở trẻ em.

Cha mẹ đưa con đi khám với biểu hiện là khàn tiếng ở các mức độ khác nhau, nói rất chóng mệt, những trẻ này khi nói phải sử dụng sự hỗ trợ của các vùng cổ làm chúng phải “gân cổ” khi nói làm trẻ rất khó khăn khi học đọc, học ngoại ngữ... Tuy nhiên mức độ khàn tiếng không tương ứng với các biến đổi thực thể tại thanh quản. Bên cạnh đó, khàn tiếng còn là triệu chứng của rất nhiều bệnh như viêm thanh quản cấp hoặc mạn tính, các khối u lành hoặc ác tính, liệt dây thần kinh thanh quản, nhược cơ dây thanh…

Các giai đoạn biến đổi thanh quản ở trẻ khàn tiếng

Hậu quả khi trẻ bị khàn tiếng kéo dài

Khàn tiếng tăng động ở trẻ em thường kéo dài rất lâu, nếu không tích cực điều trị thì khàn tiếng sẽ kéo dài hàng năm và có thể phát sinh ra những tổn thương ở dây thanh không hồi phục như teo dọc theo bờ tự do dây thanh, khi nói sẽ nhanh mệt.

Đối với trẻ khàn tiếng, thăm khám bên ngoài không có biểu hiện gì bất thường. Soi thanh quản sẽ thấy biến đổi ở dây thanh theo từng giai đoạn, nếu theo dõi một trẻ trong vòng 5- 7 năm sẽ thấy:

Giai đoạn đầu: chỉ là các rối loạn cơ năng, bản thân thanh quản hoàn toàn bình thường nhưng khi trẻ phát âm thanh thiệt và các sụn phễu siết lại, thanh môn co thắt mạnh.

Giai đoạn sau, bắt đầu sang năm thứ hai mới xuất hiện các thay đổi thực thể do hậu quả của các kích thích cơ giới. Thông thường nhất là dây thanh nề hình thoi, khi phát âm chỉ đoạn giữa dây thanh đóng kín, đoạn sau hở (viêm thanh quản hạt lúa mạch), có thể hình thành hạt xơ dây thanh (tổ chức biểu bì ở bờ tự do một phần ba trước dây thanh còn gọi là viêm thanh quản nốt). Giai đoạn này giọng bị khàn, siết, phối hợp với một áp lực phát âm quá mức khi nói.

Viêm thanh quản teo: một hoặc cả hai dây thanh bị teo nhỏ lại, chỉ quan sát được băng thanh thất, đây thường là di chứng của viêm thanh quản loét trong các bệnh nhiễm khuẩn nặng (cúm, sởi…).

Ngoài việc soi thanh quản, việc chẩn đoán phải phụ thuộc vào khám chi tiết chức năng phát âm, nghĩa là cách thức giọng, cấu tạo, theo dõi trương lực của các cơ ngoài cổ, sức nén của bụng, xuất thanh của giọng cứng, khám âm vực của giọng, cao độ trung bình của giọng nói khi trò chuyện, cần khám bổ sung bằng đo phế động khí tức là ghi lại các cử động hô hấp (vì sự tăng áp lực phát âm và dùng giọng sai thể hiện ra trước hết bằng các hoạt động hô hấp).

Phòng và điều trị thế nào?

Đối với đa số các trường hợp chữa bảo tồn gồm điều trị phục hồi giọng với nhiệm vụ chính là uốn sửa cách phát âm, cần phải giữ trẻ yên tĩnh, không được la hét và giữ gìn vệ sinh về giọng, chỉ riêng với các trường hợp có hạt xơ ở dây thanh mới cần can thiệp phẫu thuật (cắt hạt), tuy nhiên ngay cả sau khi cắt hạt rồi vẫn cần điều trị phục hồi giọng và tránh la hét để bảo đảm hạt không tái phát. Điều trị chống viêm chỉ áp dụng trong các trường hợp có kèm hiện tượng viêm. Việc cắt hạt xơ dây thanh ở trẻ dưới 15 tuổi cũng cần phải cân nhắc vì tỷ lệ tái phát rất cao. Nhiều nghiên cứu cho  rằng, sau tuổi 15 do sự thay đổi của các hormon nội tiết, các hạt xơ này có thể tiêu đi, nếu chúng không biến mất mới tiến hành phẫu thuật.

Phòng bệnh: Ở những trẻ hay bị những đợt khàn tiếng hoặc ở những trẻ mà bố mẹ bị khàn nên được xếp vào nhóm đối tượng có nguy cơ cao. Những trẻ này bên cạnh việc phải tránh cho trẻ mọi ảnh hưởng có thể gây ra mệt giọng mà còn phải tránh các điều kiện thuận lợi cho các rối loạn giọng này phát sinh, chủ yếu là dự phòng các viêm nhiễm đường hô hấp trên, thể trạng dị ứng, la hét hoặc hát ở những nơi có nhiều bụi bặm. Phòng bệnh khàn tiếng tăng động ở trẻ em có tầm quan trọng xã hội vì sẽ ngăn ngừa cho trẻ những biến hỏng về giọng.

 

                                                                 Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục