Cán bộ Trung tâm YTDP tỉnh chuẩn bị thiết bị, hóa chất sẵn sàng phòng, chống dịch tay-chân-miệng.

Cán bộ Trung tâm YTDP tỉnh chuẩn bị thiết bị, hóa chất sẵn sàng phòng, chống dịch tay-chân-miệng.

(HBĐT) - Năm 2011, lần đầu tiên bệnh tay-chân-miệng xuất hiện trên địa bàn tỉnh với 2.476 ca mắc tại 185/210 xã, phường, thị trấn. Dịch bùng phát mạnh trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 10, đến cuối tháng 12 đã giảm và cơ bản ổn định.

 

Tuy nhiên, hiện nay bệnh lại đang có chiều hướng tăng trở lại. Ca bệnh đầu tiên trong năm 2012 được phát hiện vào ngày 3/1 tại huyện Lạc Thủy, bệnh nhi nam là Hoàng Quốc Thái, 30 tháng tuổi. Về yếu tố dịch tễ, bệnh nhi có tiếp xúc với ca mắc tay-chân-miệng khác cùng địa phương. Liên tiếp sau đó, tại huyện Lạc Thủy đã phát hiện thêm những ca bệnh khác. Tại các huyện khác cũng xuất hiện trở lại những ổ dịch mới. Kết quả giám sát đến ngày 11/3, toàn tỉnh ghi nhận 229 ca bệnh lâm sàng tại 36 xã, phường, thị trấn thuộc 10/11 huyện, thành phố. Trong đó, nhiều nhất tại huyện Kim Bôi 52 ca, TPHB 41 ca, Kỳ Sơn 34 ca, Lạc Thủy 25 ca… 

 

Bà Trần Thị Ái Hương, Giám đốc Trung tâm YTDP tỉnh cho biết: Những đặc điểm của bệnh tay-chân-miệng trong những tháng đầu năm 2012 cho thấy bệnh có thể diễn biến phức tạp hơn năm 2011. Thông thường bệnh có hai đỉnh vào tháng 4, 5 và tháng 8, 9. Năm nay, bệnh đã xuất hiện ngay từ đầu năm và tiếp tục có chiều hướng tăng, chứng tỏ diễn biến phức tạp và sự tồn tại của mầm bệnh ngoài môi trường. Kết quả xét nghiệm lấy từ mẫu bệnh phẩm của người tiếp xúc, chăm sóc trẻ tại trường học và gia đình khiến cán bộ y tế cũng phải giật mình vì có đến 50,5% số mẫu có vi rút bệnh tay-chân-miệng. Đây là những người lành mang trùng có thể lây cho bất cứ ai và dễ phát ra ở trẻ em vì sức đề kháng của trẻ còn yếu. Trong khi đó, diễn biến thời tiết nóng, lạnh, ẩm ướt thất thường làm cho vi rút phát triển mạnh. Bệnh lại chưa có vắc xin phòng, một bệnh nhân có thể mắc đi mắc lại nhiều lần. Một khó khăn nữa được rút ra từ đợt dịch năm 2011 là địa bàn tỉnh rộng, kiến thức phòng bệnh của bà con vùng cao còn hạn chế, khó khăn cho việc tuyên truyền. Cán bộ y tế rộng khắp nhưng còn kiêm nhiệm nhiều chương trình, không có kinh phí thường xuyên cho công tác phòng, chống dịch nên nhiều hoạt động chưa triển khai kịp thời. Năm 2011, toàn quốc có 200 ca tử vong, những tháng đầu năm 2012 cũng đã có hàng chục ca chết vì bệnh tay-chân-miệng. Ở tỉnh ta, số ca mắc khá nhiều nhưng chưa có ca tử vong đã làm nảy sinh tư tưởng chủ quan, lơ là.

 

Trước tình hình bệnh tay-chân-miệng có chiều hướng tăng trở lại, Trung tâm YTDP tỉnh đã thực hiện giám sát tại các huyện Kim Bôi, Kỳ Sơn, Cao Phong, Mai Châu nhằm xác minh các ca bệnh và giám sát công tác phòng, chống dịch. Bà Trần Thị Ái Hương cho biết thêm: Các ổ dịch chủ yếu tập trung tại khối trường học nên bùng phát mạnh. Qua giám sát cho thấy, nhiều xã triển khai biện pháp phòng, chống dịch quyết liệt thì dịch giảm nhanh như Đú Sáng (Kim Bôi), Hợp Thành (Kỳ Sơn) nhưng vẫn còn địa phương lúng túng trong công tác này như Đông Phong (Cao Phong). Tại một số đơn vị còn thiếu các tài liệu truyền thông. Khu cách ly của Bệnh viện huyện Kim Bôi chưa sử dụng đúng mục đích do quá tải bệnh nhân nên có cả các bệnh nhân khoa nội-nhi-lây nằm tại đây. Để phòng, chống dịch có hiệu quả, Trung tâm YTDP tỉnh đã có kế hoạch cấp bổ sung tờ rơi vào trung tuần tháng 3/2012. Đồng thời, đa dạng nhiều hình thức tuyên truyền như phối hợp với các hội, đoàn thể quần chúng để truyền thông đến từng hội viên. Trung tâm cũng yêu cầu Trung tâm YTDP các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch năm 2012; thực hiện giám sát 100% các ca bệnh tại địa bàn, lấy mẫu xét nghiệm các ổ dịch mới; cấp bổ sung chloramin B cho các địa phương có ổ dịch; cấp tài liệu truyền thông cho bệnh viện. Đối với các bệnh viện, thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm theo quy định; bổ sung trang thiết bị đầy đủ cho khu cách ly. Đối với trạm y tế xã, phường, thị trấn ngoài thực hiện giám sát, phòng, chống dịch cần nâng cao chuyên môn, chú ý chẩn đoán phân biệt với các bệnh truyền nhiễm khác. Còn đối với người dân, biện pháp tốt nhất hiện nay vẫn là chủ động giữ vệ sinh ăn uống, rửa tay bằng xà phòng, mở cửa các phòng học và phòng sinh hoạt gia đình để diệt vi khuẩn. Với những trường hợp trẻ sốt cao kèm theo hiện tượng nổi các mụn nước đỏ ở lòng bàn tay, bàn chân hoặc toàn thân, cần đưa ngay đến cơ sở y tế để theo dõi điều trị. Không nên tự ý điều trị bệnh ở nhà vì rất dễ xảy ra biến chứng. Đối với các trường mầm non, nếu phát hiện có 2 trẻ cùng một lớp bị bệnh thì phải nghỉ học 10 ngày đối với cả lớp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sự lây lan của bệnh trong cộng đồng.

 

 

                                                                               Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Cảnh báo biến chứng nguy hiểm từ phương pháp căng da mặt bằng chỉ không an toàn

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh cho biết, căng da bằng chỉ là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên biến chứng căng chỉ gây ra nhiễm khuẩn là vô cùng tai hại.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn 

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã tiến hành cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn nguy hiểm đến tính mạng dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Bệnh viện Việt Đức.

Thành phố Hòa Bình lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là hành động ý nghĩa, nhân văn, nghĩa cử cao đẹp, góp phần cứu sống, mang lại hạnh phúc cho nhiều bệnh nhân cần máu tại các cơ sở y tế. Thời gian qua, Ban Chỉ đạo (BCĐ) vận động HMTN TP Hòa Bình đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của phong trào HMTN. Qua đó, ngày hội HMTN hàng năm tổ chức tại địa bàn đã tiếp nhận hàng nghìn đơn vị máu do cán bộ, công chức, chiến sỹ, đoàn viên, thanh niên và người dân chia sẻ.

Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục