Bác sỹ phòng khám ngoại trú nhi, khoa nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) tăng cường các hoạt động khám rà soát, sàng lọc trẻ nhiễm “H” trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao.

Bác sỹ phòng khám ngoại trú nhi, khoa nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) tăng cường các hoạt động khám rà soát, sàng lọc trẻ nhiễm “H” trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao.

(HBĐT) - Sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh rất đặc biệt ở xã Thu Phong (Cao Phong), chưa đầy 3 tuổi, Bùi Thanh T. được phát hiện mang trong mình căn bệnh thế kỷ khi bố, mẹ chết vì nghiện chích ma túy.

 

Sống trong vòng tay cưu mang của ông, bà ngoại đã già, nhận thức về bệnh còn nhiều hạn chế nên sau khi bố mẹ mất nửa năm, thông qua cán bộ chuyên trách về HIV/AIDS, Trung tâm Y tế dự phòng huyện, em được đến khám, chữa tại khoa nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) khi thể trạng đã có nhiều biểu hiện xấu. “3 năm tuân thủ phác đồ điều trị, uống thuốc ARV đủ, đúng liều quy định, đến nay, nhìn vào những chuyển biến tích cực về sức khỏe của cậu bé này, có lẽ ít ai tin rằng lúc mới nhập viện tỷ lệ CD4 giảm xuống rất thấp, dưới 20 tế bào/mm3 (trong khi tỷ lệ này của một người bình thường là từ 500- 1.200 tế bào/mm3)”. Bác sỹ Đinh Thị Diệu, Trưởng khoa nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) cho biết.

 

Được sự tài trợ của tổ chức Life Gap, năm 2009, phòng khám ngoại trú nhi, (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) được tách ra hoạt động độc lập, từ đó, nơi đây được xem là địa chỉ tin cậy, nơi sẻ chia với mọi bệnh nhi nhiễm “H”. Một đội ngũ gồm 2 bác sỹ, 1 y tá của phòng khám vừa làm nhiệm vụ khám, xét nghiệm, cấp thuốc...,  vừa phải sẵn sàng tư vấn tâm lý cho trẻ nhiễm HIV khi cần bằng thái độ ân cần, chân thành, niềm nở. Họ túc trực 8 tiếng mỗi ngày, đảm bảo phục vụ mọi bệnh nhi đến điều trị. Sau 5 năm hoạt động, phòng khám đã đạt được một số kết quả bước đầu đáng ghi nhận như: việc dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con được triển khai có hiệu quả, trên 95% trẻ sinh ra từ những bà mẹ nhiễm HIV, chấp hành tốt phác đồ điều trị có kết quả âm tính với “H”; hiện có trên 40 trẻ có hồ sơ điều trị tại khoa, trong đó có khoảng 30 trường hợp đang điều trị bằng ARV có sức khỏe tốt; chưa ghi nhận trường hợp bệnh nhi nào tử vong do nhiễm HIV; đảm bảo 100%  trường hợp tham gia chương trình dự phòng lây truyền mẹ con được cấp bơm kim tiêm, chi phí đi lại, làm các xét nghiệm và cấp sữa hoàn toàn miễn phí...  Tuy nhiên, cũng theo bác sỹ Đinh Thị Diệu, những nỗ lực, kết quả thực tế đó dường như chưa đủ bởi vẫn nhiều người thân của các bệnh nhi chưa nhận thức đầy đủ về bệnh hoặc do tâm lý e dè, mặc cảm đã giấu bệnh, ngăn cản các em đến điều trị tại phòng khám gây không ít khó khăn cho công tác điều trị. Minh chứng cho điều đó là có nhiều em dù đến điều trị nhưng chỉ biết tuân thủ dùng thuốc. Cái khó chỉ nảy sinh khi các em bước vào giai đoạn từ 12- 15 tuổi, nhận thức về việc mình bị bệnh gì? Tại sao phải dùng thuốc?... luôn thường trực trong các em. Vấn đề đặt ra với các y, bác sỹ của phòng khám là làm sao để các em biết được tình trạng bệnh nhưng không bị xáo trộn tâm lý và vẫn chấp hành tốt uống thuốc, tránh tình trạng bỏ thuốc làm tăng yếu tố gây kháng thuốc xảy ra hoặc nhiều trường hợp, các em còn quá nhỏ, hiệu quả điều trị khi đó phụ thuộc hoàn toàn vào sự hợp tác từ phía gia đình nhưng không ít trường hợp người thân hạn chế về nhận thức. Do đó hiện tượng “mất dấu” hoặc bỏ mặc tình trạng bệnh của các em là những trường hợp không hiếm gặp khi tiếp xúc với những gia đình có trẻ nhiễm “H”.

 

Bác sĩ Đinh Thị Diệu chia sẻ: 5 năm đi vào hoạt động cũng là từng ấy thời gian chúng tôi liên kết, phối hợp chặt chẽ, mật thiết với phòng khám ngoại trú người lớn, khoa truyền nhiễm (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) và Bệnh viện Đa khoa huyện Lạc  Sơn nhằm rà soát, phát hiện trẻ thuộc nhóm nguy cơ cao, vận động gia đình đưa các cháu đến điều trị sớm, song những nỗ lực đó vẫn là sẽ là muối bỏ bể nếu không có sự hợp tác, đồng thuận từ phía gia đình. Chúng tôi muốn nhắn nhủ với mọi gia đình có trẻ nhiễm “H” rằng, cùng với chính sách bảo mật tuyệt đối về thông tin, giáo dục các em các biện pháp phòng tránh lây nhiễm ra cộng đồng... trẻ nhiễm “H” vẫn ngày ngày được đến trường, được học tập, vui chơi với các bạn cùng trang lứa. Không ít em dù đã biết tình trạng bệnh vẫn luôn lạc quan, yêu đời, giành kết quả tốt trong học tập. Mong rằng các gia đình đừng tước đi cơ hội sống của các em vì những định kiến của chính bản thân mình.

     

 

 

                                                                               H.Y

 

Các tin khác


Cảnh báo biến chứng nguy hiểm từ phương pháp căng da mặt bằng chỉ không an toàn

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh cho biết, căng da bằng chỉ là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên biến chứng căng chỉ gây ra nhiễm khuẩn là vô cùng tai hại.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn 

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã tiến hành cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn nguy hiểm đến tính mạng dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Bệnh viện Việt Đức.

Thành phố Hòa Bình lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là hành động ý nghĩa, nhân văn, nghĩa cử cao đẹp, góp phần cứu sống, mang lại hạnh phúc cho nhiều bệnh nhân cần máu tại các cơ sở y tế. Thời gian qua, Ban Chỉ đạo (BCĐ) vận động HMTN TP Hòa Bình đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của phong trào HMTN. Qua đó, ngày hội HMTN hàng năm tổ chức tại địa bàn đã tiếp nhận hàng nghìn đơn vị máu do cán bộ, công chức, chiến sỹ, đoàn viên, thanh niên và người dân chia sẻ.

Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục