Bác sỹ Nguyễn Văn Thái, Trưởng phòng khám ngoại trú người lớn, Bệnh viện Đa khoa huyện Lạc Sơn tư vấn cho người bệnh.

Bác sỹ Nguyễn Văn Thái, Trưởng phòng khám ngoại trú người lớn, Bệnh viện Đa khoa huyện Lạc Sơn tư vấn cho người bệnh.

(HBĐT) - Cách đây 2 năm, mỗi khi đến phòng khám ngoại trú người lớn, Khoa truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa huyện Lạc Sơn, chị Bùi Kim T. luôn giấu mặt trong chiếc khẩu trang kín mít, chỉ hở ra đôi mắt, dù là người quen cũng khó có thể nhận ra. Chị chia sẻ: “Rất ngại gặp người quen. Thậm chí ngại cả ánh mắt của những người không quen nhìn thấy mình đi ra từ phòng khám này”.

 

Đây cũng là tâm lý chung của những người có “H”. Nguyên nhân đến từ thái độ khắt khe, cái nhìn xa lánh, kỳ thị của xã hội đối với họ cũng có, song không thể phủ nhận đôi khi là do người bệnh tự kỳ thị. Tâm lý đó cũng chính là khó khăn lớn nhất mà đội ngũ cán bộ làm việc tại phòng khám ngoại trú người lớn, Khoa truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa huyện Lạc Sơn đã từng phải đối mặt. Đến nay, thực tế đó đã thay đổi, cởi mở, không ngại tiếp xúc với những người xung quanh là những gì chúng tôi cảm nhận được khi trò chuyện với những bệnh nhân nhiễm “H” tại phòng khám.

 

Để giúp người nhiễm HIV/AIDS được sống khỏe mạnh, tích cực..., công tác chăm sóc, điều trị là một trong những hoạt động quan trọng đối với mỗi bệnh nhân. Từ thực tế đó, tháng 7/2010, phòng khám ngoại trú người lớn, khoa truyền nhiễm BVĐK huyện Lạc Sơn được thành lập và chính thức đi vào hoạt động với sự tài trợ của Dự án  toàn cầu phòng - chống HIV/AIDS. Phòng khám có nhiệm vụ là tăng cường và mở rộng các hoạt động chăm sóc HIV/AIDS toàn diện (bao gồm hỗ trợ chăm sóc, điều trị tại cơ sở y tế và cộng đồng) góp phần làm giảm lây nhiễm HIV, cải thiện chất lượng cuộc sống của người có “H”…  

Hiện nay, phòng khám chăm sóc, điều trị cho 110 bệnh nhân, trong đó có 101 bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc ARV. Theo bác sỹ Nguyễn Văn Thái, Trưởng phòng khám ngoại trú người lớn. Cách đây 2 năm, phần lớn các đối tượng nhiễm HIV/AIDS của huyện Lạc Sơn ngại đăng ký điều trị tại đây. Họ thường tìm đến các phòng khám, cơ sở điều trị ở tỉnh hoặc sang những địa bàn lân cận vì đến đó sẽ cảm thấy thoải mái hơn không lo gặp người quen. Tâm lý đó gây khó khăn cho đội ngũ cán bộ của phòng khám trong tiếp cận người bệnh, gây ra hiện tượng ngại đến thăm khám, lấy thuốc, nếu kéo dài tình trạng kháng thuốc với bệnh nhân đang sử dụng ARV chắc chắn sẽ xảy ra.  

Thực tế đó, đội ngũ cán bộ của phòng khám tuy rất mỏng, (chỉ với 1 bác sỹ và 2 điều dưỡng) đã đẩy mạnh các hoạt động truyền thông tới người bệnh thông qua đội ngũ cán bộ y tế thôn, bản, mạng lưới CTV, đội ngũ đồng đẳng viên...  Đặc biệt chú trọng đến truyền thông trực tiếp cho người đến khám, điều trị thông qua các buổi sinh hoạt định kỳ cho người bệnh. Gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ những khó khăn, vui, buồn trong cuộc sống, từ đó, người bệnh đã gần gũi với nhau hơn, xóa bỏ dần những mặc cảm, tự ti và quan trọng nhất là thái độ “tự kỳ thị”.  

Bác sỹ Nguyễn Văn Thái khẳng định: Dù vẫn còn những khó khăn như đội ngũ cán bộ mỏng, 100% làm công tác kiêm nhiệm, đã lâu chưa được đào tạo lại, song chính những chuyển biến trong nhận thức của người bệnh, tạo nên những khởi sắc trong quá trình điều trị là nguồn động viên lớn giúp cho mỗi chúng tôi thêm yêu, thêm gắn bó với công việc hiện tại.

 

                                                                        Hải Yến

 

 

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục