Cán bộ Trung tâm DS/KHHGĐ huyện Cao Phong chuẩn bị vật tư nhằm cấp phát đầy đủ, kịp thời các phương tiện tránh thai hiện đại cho Ban DS/KHHGĐ các xã, thị trấn.

Cán bộ Trung tâm DS/KHHGĐ huyện Cao Phong chuẩn bị vật tư nhằm cấp phát đầy đủ, kịp thời các phương tiện tránh thai hiện đại cho Ban DS/KHHGĐ các xã, thị trấn.

(HBĐT) - 9 tháng qua, toàn huyện Cao Phong có 683 trẻ được sinh ra, trong đó có 388 bé trai và 295 bé gái, chênh lệch tỷ số giới tính khi sinh là 131,52%, đây là con số báo động đối với ngành dân số huyện.

 

Nhiều xã có tỷ số giới tính khi sinh rất cao như: Thu Phong, Đông Phong, Tây Phong, thị trấn Cao Phong... Theo đồng chí Nguyễn Thị Phúc, Giám đốc Trung tâm DS/KHHGĐ huyện, công tác truyền thông nâng cao nhận thức luôn được đẩy mạnh, tuy nhiên, huyện cũng gặp phải một số khó khăn nhất định. Trên địa bàn tình trạng các  cặp vợ chồng cố tình sinh con thứ 3 trở lên có chiều hướng gia tăng, nhất là các cặp vợ chồng có điều kiện kinh tế khá giả, là đảng viên, giáo viên, CC-VC. Vì muốn có con trai, nhiều cặp đã áp dụng các biện pháp như: thay đổi khẩu phần ăn, dùng thuốc hỗ trợ, siêu âm, thậm chí nạo phá thai...  Bên cạnh đó, nguồn dành cho truyền thông hầu như không có nên công tác phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể còn hạn chế. 

Từ đầu năm đến nay, huyện có 19 cặp vợ chồng sinh con thứ 3 trở lên, trẻ là con thứ 3 đa số là bé trai được sinh ra bằng phương pháp lựa chọn giới tính thai nhi. Toàn huyện có 5 thị trấn sinh con thứ 3 trở lên, nhiều nhất là thị trấn Cao Phong (6 trẻ), xã Tây Phong (6 trẻ), xã Xuân Phong (4 trẻ). Đối với các trường hợp sinh con thứ 3, địa phương đã có các hình thức xử lý như: gia đình sinh con thứ 3 sẽ không được công nhận là gia đình văn hóa, nộp phạt hành chính với số tiền theo quy định. Đặc biệt, 2 trường hợp là đảng viên, giáo viên sinh con thứ 3 đều đã bị khiển trách, phê bình. 

Công tác truyền thông đã thực hiện thường xuyên, liên tục. Trung tâm phối hợp với Đài TT-TH huyện đăng tải các phóng sự, điển hình về DS/KHHGĐ, gửi nội dung truyền thông theo chủ đề cho Ban DS/KHHGĐ xã, thị trấn để phát thanh trên hệ thống loa đài xóm, bản vào các buổi chiều cuối ngày. Đồng thời, trung tâm đã chọn những có tỷ số giới tính khi sinh cao tổ chức nói chuyện chuyên về mất cân bằng giới tính khi sinh. Tại buổi nói chuyện đã cung cấp kiến thức, kỹ năng truyền thông cho cán bộ dân số xã, CTV dân số, trưởng xóm. Từ đó, các xóm, bản sẽ lồng ghép truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh cho người dân trên địa bàn vào mỗi cuộc họp xóm, chi bộ. Trong tháng 8 vừa qua, Trung tâm phối hợp với 3 xã Bình Thanh, Tây Phong và Yên Lập tổ chức giao lưu văn nghệ lồng ghép tuyên truyền, vận động nói chuyện chuyên đề về các chính sách DS/KHHGĐ, tảo hôn, mất cân bằng giới tính khi sinh cho gần 2.000 người dân. 

Song song với các hoạt động truyền thông, Trung tâm tiếp tục duy trì số cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai ở tỷ lệ cao. Vừa qua đã phối hợp với Bệnh viên Đa khoa huyện thực hiện 15 ca đình sản nữ, tổ chức chiến dịch CSSKSS/KHHGĐ cho 4 xã: Dũng Phong, Đông Phong, Xuân Phong và Tân Phong. Nhờ đó, số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ chấp nhận thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại đạt 85%. Ngành dân số huyện phấn đấu chênh lệch tỷ số giới tính khi sinh trên địa bàn sẽ giảm xuống còn 125% vào cuối năm nay.         

 

                                                                  Hồng Nhung       

 

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục