Mế Hà Thị Tiến cho thuốc đã được phơi khô vào túi để bảo quản.

Mế Hà Thị Tiến cho thuốc đã được phơi khô vào túi để bảo quản.

(HBĐT) - Đến xóm Lồ, xã Phong Phú (Tân Lạc) hỏi mế Hà Thị Tiến lấy thuốc nam chữa bệnh không ai không biết. Đến thăm mế vào một buổi sáng của ngày đầu tháng 10, trên nhà, mế đang cặm cụi đóng gói cẩn thận các túi thuốc đã được phơi khô. Dưới sân, hàng chục chị em phụ nữ rôm rả cười nói, tay thoăn thoắt thái những lát thuốc mỏng. Họ là người cùng xóm được mế thuê thái thuốc vì nhu cầu thuốc của mọi người ngày càng cao mà mế đã có tuổi và công việc này cũng đem lại nguồn thu nhập từ 2 - 3 triệu đồng /người/tháng.

 

Bền bỉ học nghề

 

10 năm - quãng thời gian mế bền bỉ ghi nhớ tất cả các vị thuốc, cây thuốc mà người thầy đã tin tưởng truyền dạy. Người thầy của mế là cụ Cừ - một thầy lang nổi tiếng lúc bấy giờ. Theo lời mế kể, khi đó có tất cả 7 người theo học, điều đặc biệt là bài thuốc này một năm chỉ được truyền dạy vào ba ngày 28, 29 và 30 Tết. Tuy nhiên, 6người kia không đủ kiên trì, duy chỉ có mế là nhớ và mế được chọn làm người kế tục. Mặc dù ngủ cũng nhẩm, đi lại cũng nhẩm, ăn cũng nhẩm nhưng cũng phải đến 10 năm sau mế mới nhớ được hết tên các cây thuốc, vị thuốc và các bài thuốc.

 

Có nhiều bài thuốc quý được cụ Cừ truyền lại cho mế nhưng bài thuốc chữa các bệnh về gan, phổi, dạ dày... được chú trọng nhất và đó cũng là bài thuốc phức tạp, đòi hỏi nhiều công sức nhất. Để tìm được các loại cây thuốc quý như: cây han, dâu da, chanh rừng, nấm linh chi, cây phót phét không còn cách nào khác là mế phải cơm nắm từ sáng sớm leo lên những đỉnh núi cao chót vót, vượt qua những vách đá dốc đứng đến tối mịt mới về đến nhà. Tay chỉ mấy bó mía dò, cây dứa rừng ngổn ngang dưới sân, mế bảo: “Thấy nhỏ thế thôi mà cứ 100.000 đồng một bó đấy. Mấy cây nấm linh chi mế xếp ở góc nhà phải nhập từ 600 -700.000 đồng /kg.

 

Tôi hỏi Thế chắc giá thuốc cũng không rẻ đâu mế nhỉ?  Mế thẳng thắn bảo: “Cái tâm của người thầy thuốc là chữa bệnh, cứu người chứ mế không kinh doanh, bán thuốc. Nếu làm thầy để làm giàu, thì mế giàu lâu rồi. Nhiều người khó khăn đến, mế cho thuốc về uống chứ chẳng lấy đồng nào.

 

Suốt cuộc trò chuyện, mế nói nhiều về cái tâm của người thầy thuốc. Mế bảo, cái tâm chính là điều kiện tiên quyết để mế có thể chọn được người kế tục. Điều đặc biệt, nghề này chỉ truyền lại được cho một người duy nhất là con dâu, ngoài ra, những người khác không học được, đó là nguyên tắc bất biến: “Nếu con dâu mế không có tâm coi như nghề này thất truyền.

 

“Mế đã sinh ra tôi một lần nữa”

 

7 năm trời ròng rã thăm khám, điều trị từ viện tỉnh đến trung ương, đồng nghĩa là bao nhiêu tài sản trong nhà đội nón ra đi hết nhưng bệnh tật chẳng những không thuyên giảm mà ngày càng nặng nề hơn. Lúc đó, mồm miệng, họng lở loét hết cả, không nói được, cũng chẳng ăn uống được gì, bệnh viện trả về và chỉ chờ chết thôi, đó là lời kể của ông Bùi Văn Điển, 54 tuổi ở xã Ngọc Mỹ. Giữa lúc đó, một tia hy vọng trong ông lóe lên khi đứa cháu trước cũng từng bị bệnh như ông được mế Tiến chữa khỏi đã mách ông lên xin thuốc mế. Sau 3 ngày uống thuốc, bệnh tình tiến triển tốt. 3 năm sau, sức khỏe ông hoàn toàn bình phục. ông Điển bảo, nhờ mế Tiến mà ông như chết đi, sống lại, được sinh ra một lần nữa và ông nhận mế làm mẹ nuôi.

 

Ông Điển không phải là trường hợp duy nhất được mế giành lại mạng sống từ tay thần chết mà còn nhiều trường hợp khác nữa. Chẳng kể đâu xa, trường hợp của ông Bùi Văn Phiền (67 tuổi), người cùng xóm với mế cũng là một minh chứng. ông cũng nhận án tử vì bị ung thư gan, bệnh viện trả về. Hôm mế lên thăm, thấy bệnh ông nặng quá, mế cho thuốc về uống thì bệnh thuyên giảm. Kể từ đó đến nay đã được hơn 4 năm trôi ông Phiền vẫn đều đặn lấy thuốc về uống.

 

Mế giở cuốn sổ ghi chép danh sách các bệnh nhân dài hàng trăm trang. Tất cả,...đều được mế ghi chép cẩn thận để tiện theo dõi và có điều chỉnh phù hợp thuốc thang.

 

Trao đổi với chúng tôi, Trưởng thôn Bùi Văn Cảnh chia sẻ: “Bao nhiêu năm nay mế Tiến leo núi lấy thuốc, chữa bệnh cho mọi người, có nhiều trường hợp được mế chữa khỏi. Mế là một thầy thuốc có tâm, nhiều người hoàn cảnh khó khăn được mế cho thuốc miễn phí về uống.

 

 

Cao Viết Đào (CTV)

 

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục