Bệnh nhân đến uống thuốc tại cơ sở điều trị methadone TPHB. Ảnh: C.L

Bệnh nhân đến uống thuốc tại cơ sở điều trị methadone TPHB. Ảnh: C.L

(HBĐT) - Sử dụng methadone trong việc điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện đang được tỉnh và ngành y tế xác định là liệu pháp phù hợp và hiệu quả trong công tác cai nghiện cho người nghiện ma túy tại tỉnh.

 

Methadone có tên gọi hoá học là 6 - (Dimethyl lamino) là một chất đồng vận với opioid (chất dạng thuốc phiện), nghĩa là có tác dụng tương tự như các chất dạng thuốc phiện nhưng thời gian tác dụng kéo dài hơn và ở mức độ nhẹ hơn so với hêrôin. Thuốc được Bộ Y tế cung cấp miễn phí đến các cơ sở điều trị thông qua Công ty Dược phẩm T.Ư 1. Theo đồng chí Lê Xuân Hoàng, Phó Giám đốc Sở Y tế, việc điều trị bằng methadone có tác dụng kéo dài, chi phí thấp, sử dụng bằng đường uống; giảm các nguy cơ gặp phải khi quá liều hêrôin... Đặc biệt, người nghiện dừng các hành vi phạm pháp do ảo giác của ma túy kích động; cải thiện và ổn định quan hệ với gia đình, cộng đồng. Với những người không thể ngừng sử dụng hêrôin, mathadone là thuốc có độ an toàn cao hơn và giúp họ giảm dần tình trạng lệ thuộc. Mặt khác, đây là thuốc có tác dụng mạnh và có thể nguy hiểm nếu dùng không đúng cách.

 

Trong những năm qua, công tác cai nghiện cho người nghiện ma túy tại tỉnh đã thực hiện đa dạng hóa các biện pháp và mô hình điều trị nghiện như: điều trị nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng và điều trị nghiện bắt buộc tại Trung tâm chữa bệnh -  giáo dục - lao động & xã hội; tạo điều kiện cho người nghiện dễ tiếp cận với các dịch vụ điều trị nghiện thích hợp tại cộng đồng. Tuy nhiên, điều trị cai nghiện hiệu quả hạn chế, tỷ lệ người nghiện sau sai tái nghiện cao trên 90% (theo báo cáo của ngành công an), chi phí tốn kém. Toàn tỉnh hiện có trên 2.230 người nghiện ma túy tại 139 xã, phường, thị trấn. Theo ngành y tế, số người dử dụng ma túy tổng hợp ngày càng gia tăng, đặc biệt là loại ma túy đá đang ở mức báo động. Loại ma túy này gây ảo giác, làm mất khả năng kiểm soát hành vi, gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng. Bên cạnh đó, người nghiện ma túy bằng đường tiêm trích ngày càng phổ biến, đó là nguyên nhân làm gia tăng các bệnh lây truyền qua đường máu như: viêm gan B, C, HIV/AIDS... Đến nay, toàn tỉnh phát hiện trên 2.000 người nhiễm HIV /AIDS tại 139 xã, phường, thị trấn, riêng năm 2014, phát hiện mới trên 40 người.

 

Trước nguy cơ của tình trạng sử dụng ma túy và các bệnh nguy hiểm lây qua đường máu, tháng 10/2012, tỉnh ta đã chọn thành phố Hòa Bình để triển khai thí điểm chương trình sử dụng methadone trong việc điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện do Dự án Phòng - chống HIV /AIDS khu vực châu á tại Việt Nam (HAARP) tài trợ. Tháng 11/2013, tỉnh tiếp tục mở thêm 1 cơ sở tại huyện Mai Châu. Tổng số được điều trị 400 người (TPHB 297 người, huyện Mai Châu 103 người). Sau 2 năm thực hiện, chương trình đã ghi nhận nhiều kết quả tích cực. Theo Sở Y tế, chương trình methadone được triển khai đã góp phần làm giảm đáng kể hành vi sử dụng ma túy trong nhóm bệnh nhân tham gia điều trị. Ngoài ra, bệnh nhân tham gia chương trình methadone còn được cải thiện về mặt sức khỏe (thể chất, tâm thần và chất lượng cuộc sống). Thời gian bệnh nhân tham gia điều trị càng dài, mức độ ổn định về sức khỏe thể chất, tâm thần và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân càng cao. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cũng có những chuyển biến tích cực.

 

Methadone là liệu pháp điều trị chuẩn quốc tế cho người nghiện hêrôin. Khi được kiểm soát chặt chẽ, đây là liệu pháp cực kỳ hiệu quả, an toàn và tiết kiệm. Ngoài ý nghĩa dự phòng lây truyền HIV, methadone còn được xem là một chương trình có ý nghĩa nhân văn, giúp người nghiện ma túy trở về với cuộc sống đời thường để tiếp tục học tập, làm việc, hạn chế và đẩy lùi các tệ nạn trộm cắp, cướp giật. Tuy nhiên, theo Sở Y tế, công tác điều trị trong thời gian tới sẽ gặp nhiều khó khăn. Tháng 12/2014, Dự án HAARP kết thúc, kinh phí chi trả cho toàn bộ nhân lực tại cơ sở điều trị, duy trì hoạt động sẽ bị cắt hoàn toàn. Với nguồn lực hạn chế, khó để tiếp tục mở rộng điều trị đến các địa bàn trọng điểm khác. Trước những khó khăn về tài chính, Sở Y tế có chủ trương thực hiện xã hội hóa việc điều trị methadone từ 2 nguồn chính: đóng góp của bệnh nhân; tài trợ từ các dự án quốc tế và NSNN.

 

 

 

                                                                           Đỗ Quyên

 

 

 

 

Các tin khác


Cảnh báo biến chứng nguy hiểm từ phương pháp căng da mặt bằng chỉ không an toàn

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh cho biết, căng da bằng chỉ là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên biến chứng căng chỉ gây ra nhiễm khuẩn là vô cùng tai hại.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn 

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã tiến hành cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn nguy hiểm đến tính mạng dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Bệnh viện Việt Đức.

Thành phố Hòa Bình lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là hành động ý nghĩa, nhân văn, nghĩa cử cao đẹp, góp phần cứu sống, mang lại hạnh phúc cho nhiều bệnh nhân cần máu tại các cơ sở y tế. Thời gian qua, Ban Chỉ đạo (BCĐ) vận động HMTN TP Hòa Bình đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của phong trào HMTN. Qua đó, ngày hội HMTN hàng năm tổ chức tại địa bàn đã tiếp nhận hàng nghìn đơn vị máu do cán bộ, công chức, chiến sỹ, đoàn viên, thanh niên và người dân chia sẻ.

Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục