Thuốc diệt cỏ Paraquat. Ảnh minh hoạ.

Thuốc diệt cỏ Paraquat. Ảnh minh hoạ.

(HBĐT) - Theo thống kê của Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, từ đầu năm đến nay, khoa đã tiếp nhận 16 ca ngộ độc thuốc BVTV và thuốc diệt cỏ. Đó là chưa kể những ca được cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tuyến huyện, thành phố và Trung ương. So với mọi năm, số lượng những ca ngộ độc đang có chiều hướng gia tăng.

 

Ngày 25/2, cháu Lý Hùng Kiệt ở xóm Ngù, xã Hiền Lương (Đà Bắc) khi đi làm về uống nhầm thuốc trừ sâu. Khi phát hiện ra cháu uống thuốc sâu, gia đình đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh và được các bác sĩ đã kịp thời cứu chữa. Ngày 25/3, Bùi Văn Tuấn 18 tuổi tại xóm Ngái, xã Yên Lập (Cao Phong) khi đi làm về khát nước uống nhầm thuốc diệt cỏ. Khi nhập viện, bệnh nhân có triệu chứng suy đa tạng như loét miệng họng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, nôn ra máu. Họng có màng giả, thủng thực quản gây viêm trung thất, tràn khí màng phổi, tiểu ít, khó thở, rối loạn nhịp tim… Theo thông tin người nhà cung cấp, khi đi làm về, Tuấn cầm chai nước giải khát uống. Trong chai nước có thuốc diệt cỏ pha để chuẩn bị sử dụng. Sau khi nhập viện, Tuấn được cấp cứu kịp thời nên đã may mắn thoát chết. Không được may mắn như thế, cách đây ít ngày, bà con xóm Cài, xã Vũ Lâm (Lạc Sơn) đau lòng tiễn đưa chị Bùi Thị Quyết về nơi an nghỉ cuối cùng. Đau lòng hơn cả là người nhà của nạn nhân bởi chỉ vì mâu thuẫn gia đình, chị dọa sẽ uống thuốc diệt cỏ để chết. Khi ngậm được 2 nắp thuốc thì chị nhổ ra. Người nhà đưa chị đi bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương, nhưng mọi việc đã quá muộn. Thuốc đã làm đốt cháy cổ họng rồi ngấm vào nội tạng dẫn đến tử vong.

 

Theo bác sĩ Tạ Huy Kiên, Phó trưởng khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh, hầu hết bệnh nhân nhập viện do uống thuốc diệt cỏ, trừ sâu, đều đang độ tuổi lao động, có bệnh nhân còn rất trẻ chỉ từ 18 tuổi. Khi đến viện, gia đình đều khai báo với lý do uống nhầm 2 loại thuốc BVTV trên nhưng thực chất hầu hết là những vụ tự tử vì chuyện uống nhầm là rất hãn hữu. Qua tìm hiểu, nguyên nhân chủ yếu là từ chuyện gia đình, yêu đương trắc trở, làm ăn gặp nhiều khó khăn đến mức túng quẫn… Ở những vùng nông thôn, sâu, xa thường xuyên sử dụng thuốc diệt cỏ, thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp. Khi lúc bế tắc trong cuộc sống, có người đã sử dụng để tự sát. Bệnh nhân được đưa đến cơ sở y tế thường muộn nên để lại hậu quả rất nghiêm trọng. Trong những trường hợp ngộ độc, thuốc diệt cỏ Paraquat được sử dụng phổ biến nhất. Vì khả năng diệt cỏ rất mạnh, loại hóa chất này có thể gây tổn thương loét miệng họng (với biểu hiện đau rát miệng họng). Paraquat nếu nhỏ lên da của cơ thể có thể gây hoại tử vì vùng da, cơ đó bị “cháy”, tỷ lệ tử vong 70-90%. Điểm đặc biệt của hóa chất này tác dụng trực tiếp tới phổi gây tổn thương phổi, đặc biệt là làm xơ phổi, khiến bệnh nhân tử vong. Ở liều độc mạnh, bệnh nhân tử vong vì ngộ độc cấp tính do suy đa tạng: Nhiều trường hợp tử vong chỉ vài giờ sau khi uống hóa chất này. Đối với thuốc diệt cỏ Paraquat, nếu uống hóa chất nguyên bản, không pha loãng chỉ cần 1 ngụm nhỏ (khoảng 12-15 ml) với người khoẻ mạnh đã tử vong. Có trường hợp bệnh nhân được điều trị tỉnh táo nhưng khoảng 5-7 ngày sau đó, lượng ô xi máu giảm dần rồi suy hô hấp và tử vong.

 

Trong thời gian đầu điều trị, nhiều bệnh nhân chủ quan, sau khi đến cơ sở y tế được rửa dạ dày, thấy trong người khoẻ lại nên dứt khoát xin về. Nhưng chỉ vài ba ngày sau khi triệu chứng nặng lại tìm tới bệnh viện lớn để chữa trị. Lúc đó, tình trạng bệnh đã không còn cứu chữa được.

 

Tuy có nhiều loại thuốc độc hại nhưng mua bán rất dễ dàng nên việc sử dụng không được kiểm soát. Do vậy cần có chế tài quản lý chặt chẽ nguồn thuốc nguy hại này.

 

 

                                                                   Việt Lâm

 

 

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục