Sở y tế Hòa Bình bàn giao trang thiết bị về kiểm nghiệm, bảo quản vác xin bệnh truyền nhiễm cho trung tâm y tế dự phòng huyện Lạc Sơn.
(HBĐT) - Trong thời gian vừa qua, nước ta liên tục ghi nhận các trường hợp mắc liên cầu lợn ở người có liên quan đến ăn các sản phẩm từ lợn chưa được nấu chín như: tiết canh, thịt và phủ tạng của lợn chưa được nấu chín. Để rõ hơn tình hình bệnh ở trong tỉnh và cách phòng chống bệnh phóng viên Báo Hoà Bình đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Mai Đức Sỡi, Phó giám đốc trung tâm y tế dự phòng tỉnh xung quanh vấn đề này.
PV: Xin đồng chí cho biết diễn biến bệnh liên cầu lợn ở người trên địa bàn tỉnh ta như thế nào ?
Đồng chí Mai Đức Sỡi: Bệnh liên cầu lợn ở người là do vi khuẩn Streptococcus suis (S.suis) gây ra ở lợn và có khả năng lây lan sang người. Người bị bệnh có biểu hiện đa dạng nhưng hay gặp nhất là hai thể viêm màng não và sốc nhiễm khuẩn. Bệnh thường để lại biến chứng nặng và có thể tiến triển nhanh thành suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong. Trong thời gian gần đây, bệnh liên cầu lợn ở người bùng phát một vài nơi do người tiêu dùng chủ quan. Tại Hòa Bình, từ đầu năm đến nay có một ca bị tử vong nghi do liên cầu lợn ở xã Bình Hẻm, huyện Lạc Sơn. Ca này có những triệu chứng điển hình bệnh liên cầu lợn và xác định yếu tố dịch tễ liên quan chế biến thịt lợn và ăn sản phẩm từ lợn ốm…
PV: Đồng chí nói rõ hơn về những yếu tố gây bệnh và đường lây truyền bệnh liên cầu lợn ở người?
Đồng chí Mai Đức Sỡi: Lợn nhiễm bệnh liên cầu có thể không phát bệnh hoặc gây các chứng viêm nhiễm nhẹ đến viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm khớp, viêm phổi, viêm màng trong tim, viêm não, sảy thai và các ổ áp xe.. gây chết lợn. Khi lợn bị mắc hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp hay còn gọi là bệnh tai xanh, lúc này vi khuẩn có thể phát triển mạnh và làm tăng nguy cơ gây bệnh cho người, các ổ dịch liên cầu lợn ở người thường liên quan đến việc bùng phát ổ dịch tai xanh ở lợn. Lợn là ổ chứa chủ yếu, ngoài ra vi khuẩn S. suis cũng được phát hiện ở các động vật khác như trâu, bò, lợn rừng, ngựa, cừu, dê, chó, mèo, chim. Bình thường vi khuẩn S.suis thường cư trú ở đường hô hấp trên và ở hạch hầu họng của lợn; tuy nhiên khi bị mắc bệnh, có thể phát hiện vi khuẩn S. suis ở các phủ tạng, đường tiêu hóa, đường sinh dục hay trong máu của lợn bệnh. Người bị nhiễm vi khuẩn S.suis thường do tiếp xúc trực tiếp (chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển) hoặc sử dụng các sản phẩm từ lợn như tiết canh, thịt, phủ tạng của lợn ốm, chết, lợn mang vi khuẩn chưa được nấu chín. Vi khuẩn S.suis xâm nhập qua các vùng tổn thương hở trên da hoặc niêm mạc, khu trú và phát triển tại chỗ, qua hạch bạch huyết vào máu và gây bệnh cho nhiều cơ quan, phủ tạng. Cho tới nay chưa ghi nhận sự lây truyền từ người sang người. Những người có nguy cơ nhiễm bệnh cao là làm việc ở trại chăn nuôi lợn, người giết mổ gia súc. Bệnh liên cầu lợn ở người thường dưới dạng tản phát nhưng cũng có khi phát thành dịch.
PV: Vậy để phòng ngừa bệnh liên cầu lợn ở người thì mỗi người dân và các tổ chức cần làm gì?
Đồng chí Mai Đức Sỡi: Trước hết phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, Không ăn tiết canh, nội tạng lợn, và các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín (thịt tái, nem chua, nem chạo…). Không sử dụng thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, sử dụng găng tay và các dụng cụ bảo hộ cần thiết khác khi tiếp xúc với lợn, chế biến thịt lợn, thường xuyên rửa tay với xà phòng. Không mua bán, vận chuyển, giết mổ lợn bệnh, lợn chết. Tiêu huỷ lợn bệnh, lợn chết theo đúng quy định. Người khi có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh như sốt cao đột ngột và có tiền sử chăn nuôi, giết mổ lợn ốm, chết hoặc sản phẩm từ lợn không đảm bảo vệ sinh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
PV: Xin cảm ơn đồng chí.
Việt Lâm (Thực hiện)
(HBĐT) - Theo thống kê của BHYT huyện Lương Sơn, toàn huyện có 99.358 nhân khẩu, trong đó, người nghèo là 2.981 người.
(HBĐT) - Nhằm thực hiện tốt chỉ tiêu về biện pháp tránh thai hiện đại, ngay từ đầu năm 2015 Trung tâm DS/KHHGĐ huyện Lạc Thủy đã đẩy mạnh công tác truyền thông đến vùng đông dân, vùng có mức sinh cao, vùng khó khăn, tăng cường tuyên truyền tư vấn tại hộ gia đình và trên các phương tiện thông tin đại chúng về công tác DS/KHHGĐ.
(HBĐT) - 6 tháng đầu năm, Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm: đẩy mạnh hoạt động truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS; tiếp tục duy trì hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV; triển khai trao đổi bơm kim tiêm sạch; thu gom, xử lý bơm kim tiêm đã qua sử dụng; cung cấp bao sao su miễn phí cho các đối tượng nguy cơ cao như ma túy, mại dâm; duy trì hoạt động hai cơ sở điều trị Methadone: thành phố Hòa Bình (có 358 bệnh nhân điều trị, trong đó có 174 bệnh nhân đang dò liều và 184 bệnh nhân duy trì liều) và huyện Mai Châu (có 128 bệnh nhân được điều trị, trong đó có 28 bệnh nhân đang dò liều và 100 bệnh nhân duy trì liều).
(HBĐT) - Trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã thực hiện thu Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT) bắt buộc ước được 649,3 tỷ đồng, đạt 50% kế hoạch năm; ước chi các chế độ BHXH, BHYT với số tiền 635,8 tỷ đồng. Ngành bảo hiểm đã tiếp tục đôn đốc các đơn vị nợ đọng BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh thực hiện nhiệm vụ nộp BHXH, BHYT. Đến ngày 30/4/2015 nợ đọng BHXH, BHYT là 115.435 triệu đồng, giảm 1% so với cùng kỳ năm trước.
(HBĐT) - Những ngày cuối tháng 6, chúng tôi cùng tham gia đoàn công tác của Hội Bảo trợ NTT & TMC đến tặng 10 con bò sinh sản cho các hộ người khuyết tật, trẻ mồ côi nghèo trên địa bàn xã Ngọc Lương (Yên Thuỷ). Niềm vui, hy vọng được nhen nhóm, chứa chan trong ánh mắt họ - những người yếu thế cần được trợ giúp để cải thiện nguồn sinh kế.
(HBĐT) - Tự hào được cống hiến cho công tác y tế dự phòng với phương châm "phòng bệnh hơn chữa bệnh", đó là niềm tự hào của thầy thuốc ưu tú - bác sĩ Tô Thanh Phương, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố Hòa Bình. Là một bác sỹ gắn bó lâu năm với sự nghiệp y tế và hơn 15 năm cống hiến cho công tác y tế dự phòng, bác sỹ Phương luôn chủ động giám sát phát hiện sớm, xử lý kịp thời, hiệu quả các dịch bệnh có nguy cơ bùng phát, góp phần quan trọng khống chế các bệnh truyền nhiễm gây dịch, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân.