Ngay sau khi nước rút, gia đình chị Hoàng Thị Bích Thùy, xóm Gừa, xã Cư Yên (Lương Sơn) đã khẩn trương làm đất để chuẩn bị xuống giống gieo trồng các loại rau vụ đông.

Ngay sau khi nước rút, gia đình chị Hoàng Thị Bích Thùy, xóm Gừa, xã Cư Yên (Lương Sơn) đã khẩn trương làm đất để chuẩn bị xuống giống gieo trồng các loại rau vụ đông.

(HBĐT) - Lương Sơn là huyện chịu ảnh hưởng nặng nề nhất tỉnh từ trận mưa, lũ lịch sử xảy ra trong các ngày từ 16 - 18/9/2015. Mặc dù đã cấp bách triển khai công tác ứng phó và tìm kiếm cứu nạn nhưng diễn biến khôn lường của mưa, lũ đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Hiện nay, huyện Lương Sơn đang huy động các nguồn lực tập trung khắc phục hậu quả, giúp người dân khôi phục sản xuất, dần ổn định đời sống.

 

Theo số liệu đo được tại Trạm thủy văn Lâm Sơn, lượng mưa từ 19h ngày 17/9 đến 7h ngày 18/9 là 291 mm (từ 23  - 24h ngày 17/9 là 80,4 mm), đỉnh lũ lớn nhất là 2.430 mm gây lũ lớn trên sông Bùi và sông Song Huỳnh. Đây là trận mưa, lũ lớn nhất từ trước tới nay trên địa bàn huyện Lương Sơn. Mưa lớn kéo dài đã gây ngập cục bộ tại thị trấn Lương Sơn và các xã: Tân Vinh, Nhuận Trạch, Trường Sơn, Lâm Sơn, Trung Sơn, Hòa Sơn, Cao Dương, Cao Thắng... Đã có hơn 260 nhà bị ngập, 5 nhà bị sập hoàn toàn và nước lũ cuốn trôi, 12 hộ bị sạt lở đất, nhiều địa điểm bị sạt lở nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của nhân dân. Mưa lũ đã cuốn trôi, làm hư hỏng nhiều đồ dùng gia đình có giá trị, làm ngập úng khoảng 800 ha lúa và cây màu, đồng thời cuốn trôi trên 6.000 con gia cầm, 3.000 con lợn, 11 con dê, 107 đàn ong, làm vỡ và tràn khoảng 35 ha ao cá của các hộ dân... Trước diễn biến căng thẳng của mưa lũ, huyện Lương Sơn đã cấp bách huy động lực lượng và phương tiện tham gia ứng phó, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ. Nhờ đó đã kịp thời cứu và di dời 207 hộ dân với 1.200 nhân khẩu ra khỏi vùng nguy hiểm, kịp thời xử lý các sự cố gây mất an toàn trên hệ thống điện, giao thông, thủy lợi. Tuy nhiên, bất chấp nỗ lực của con người, trận mưa, lũ lịch sử với sức tàn phá ghê gớm đã khiến hàng trăm hộ dân huyện Lương Sơn điêu đứng trước cảnh nhà cửa và đồng ruộng tan hoang, tổng thiệt hại về kinh tế ước tính khoảng 100 tỷ đồng với hàng loạt công trình hạ tầng bị hư hỏng nặng. Đáng tiếc nhất là đã có 2 người thiệt mạng và mất tích do bị nước lũ cuốn trôi.

 

Ngay sau khi nước lũ rút, ngày 19/9, Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn đã có công điện khẩn gửi các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Trong đó nhấn mạnh, việc cấp bách triển khai khắc phục hậu quả do mưa, lũ gây ra với các hoạt động chính: bố trí biển báo, lực lượng để hướng dẫn, kiểm soát giao thông tại các khu vực nguy hiểm, nhất là các điểm nguy cơ sạt lở đất sau mưa, lũ. Duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu. Huy động lực lượng khẩn trương khắc phục hậu quả tại nơi lũ đã rút, xử lý môi trường đảm bảo an toàn dịch bệnh cho người dân. Tiếp tục chế độ trực ban PCTT &TKCN để chủ động ứng phó khi có biến. Động viên nhân dân vệ sinh nhà cửa, đồng ruộng để tiếp tục sản xuất và ổn định đời sống. Vận động xã hội hóa các nguồn lực để kịp thời hỗ trợ các hộ dân bị thiệt hại nặng, không để người dân bị đói, rét, không có chỗ ở, nhất là các hộ bị thiệt hại nặng về nhà cửa, giúp các hộ sớm ổn định đời sống... Đặc biệt, lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện, Ban chỉ huy PCTT &TKCN huyện đã trực tiếp thăm hỏi, động viên các gia đình có người bị nạn, chỉ đạo cơ sở tiếp tục huy động nguồn lực tìm kiếm 1 người bị mất tích do nước lũ cuốn trôi.

 

Riêng về việc di dời các hộ dân trong khu vực có nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa lũ, UBND huyện Lương Sơn đã yêu cầu UBND xã Tiến Sơn, Lâm Sơn và các cơ quan liên quan khẩn trương tổng hợp danh sách và trình kế hoạch di dời các hộ dân sinh sống trong vùng nguy cơ mất an toàn tại hồ Ngành, xóm Rổng Vòng; đồng thời xây dựng phương án xử lý các tình huống cấp bách để hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của nhân dân sống trong các khu vực trên. UBND huyện Lương Sơn cũng đã chỉ đạo cụ thể, quyết liệt đối với việc xử lý ngập úng của xã Cao Dương và Cao Thắng, qua đó đảm bảo việc tiêu thoát nước, lưu thông dòng chảy sông Cầu Đường, giúp người dân trong khu vực yên tâm sản xuất và ổn định đời sống.

 

Trao đổi về khắc phục hậu quả mưa lũ gây ra đối với sản xuất nông nghiệp, đồng chí Nguyễn Quang Hảo, Phó phòng NN & PTNT huyện Lương Sơn cho biết: Phòng NN & PTNT huyện đã có văn bản gửi UBND các xã, thị trấn về việc khắc phục hậu quả do mưa, lũ, đẩy mạnh sản xuất vụ mùa và vụ đông năm 2015. Theo đó, các xã, thị trấn tập trung thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả với diện tích cây trồng bị ngập úng do mưa lũ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi những ngày vừa qua, nông dân đã khẩn trương thu hoạch lúa mùa với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, đến nay đã thu hoạch trên 50% tổng diện tích gieo cấy trong vụ. Đối với diện tích còn lại, bà con chủ động các biện pháp phòng - chống mưa bão cuối vụ, tăng cường phòng - chống dịch bệnh, đồng thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sẵn sàng triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông năm 2015.

 

 

                                                                                  Thu Trang

 

 

 

 

 

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục