Xưởng chổi chít của gia đình chị Nguyễn Thị Thập, khu 2, thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) giải quyết việc làm cho 20 lao động, thu nhập bình quân trên 3 triệu đồng/người/tháng.

Xưởng chổi chít của gia đình chị Nguyễn Thị Thập, khu 2, thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) giải quyết việc làm cho 20 lao động, thu nhập bình quân trên 3 triệu đồng/người/tháng.

(HBĐT) - Được sự giới thiệu của cán bộ LĐ -TB&XH thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn), chúng tôi đến thăm xưởng chổi chít của gia đình chị Nguyễn Thị Thập ở khu 2, thị trấn Kỳ Sơn. Gia đình chị Thập có 2 xưởng chổi chít, không chỉ tăng thu nhập cho gia đình mà còn giải quyết việc làm thường xuyên cho 20 lao động trên địa bàn.

 

Chị Nguyễn Thị Biên ở khu Pheo làm ở xưởng chổi chít của gia đình chị Nguyễn Thị Thập tâm sự: Gia đình tôi có trên 2.000 m2 ruộng, cấy lúa 2 vụ cũng chỉ đủ ăn. Khi gia đình chị Thập mở xưởng làm chổi chít, không chỉ tôi mà nhiều chị em trên địa bàn rất mừng. Không phải đi làm xa, thời gian nông nhàn, rảnh rỗi, tôi và các chị em đến đây đan chổi chít để tăng thu nhập. Mỗi ngày được trả 130.000 đồng, cả tháng cho thu nhập trên 3 triệu đồng, công việc lại ổn định.  

Đồng chí Nguyễn Thị Thanh Phương, cán bộ LĐ -TB&XH thị trấn Kỳ Sơn cho biết: Hiện nay, thị trấn có 1.575 người trong độ tuổi lao động, chiếm gần 60% dân số. Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền thị trấn đã chú trọng công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn. Điểm nổi bật là người lao động hầu hết được giải quyết việc làm tại chỗ, ít trường hợp đi làm ăn xa. Với tổng diện tích đất gieo trồng hàng năm trên 88 ha, người dân thị trấn đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng KH -KT vào sản xuất. Thị trấn phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể mở các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho người dân. Tiêu biểu từ đầu năm đến nay có Hội Phụ nữ thị trấn phối hợp với Trung tâm Giáo dục thường xuyên và dạy nghề huyện mở lớp dạy nghề trồng nấm cho 30 học viên; Hội Nông dân thị trấn phối hợp với Trung tâm Giáo dục thường xuyên và dạy nghề huyện mở 2 lớp dạy nghề nuôi ong lấy mật thương phẩm và kỹ thuật trồng rau an toàn cho 80 học viên... Hiện, trên địa bàn thị trấn xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả như: Gia đình ông Phạm Xuân Toàn, khu 2 với mô hình tổng hợp trồng nấm, nuôi ong lấy  mật, chăn nuôi lợn; gia đình bà Đoàn Thị Hà, Nguyễn Thị Yên với mô hình trồng rau cung cấp cho thị trường, tăng thu nhập gia đình...  

Theo đồng chí Nguyễn Thị Thanh Phương, với điều kiện thuận lợi nằm ở trung tâm huyện, người dân còn phát triển ngành nghề kinh doanh dịch vụ. Thị trấn đã quy hoạch vùng sản xuất gạch tại khu Pheo, các dự án triển khai đi vào hoạt động đã giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và tăng thu ngân sách của địa phương. Các ngành nghề đang được nhân rộng, giữ vững nhịp độ tăng trưởng khá là sản xuất vật liệu xây dựng, chổi chít, chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất đồ mộc dân dụng, gia công cơ khí góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhiều người lao động. Năm 2015, thị trấn phấn đấu tăng thu nhập bình quân đạt 37 triệu đồng /người. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,76%.       

 

                                                                                        PV

 

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục