Sản xuất rau hữu cơ áp dụng hệ thống PGS, người dân xóm Gừa (xã Cư Yên, huyện Lương Sơn) cung ứng ra thị trường các sản phẩm rau an toàn đảm bảo chất lượng VSATTP góp phần xây dựng thương hiệu rau hữu cơ huyện Lương Sơn. 

 ảnh: p.v

Sản xuất rau hữu cơ áp dụng hệ thống PGS, người dân xóm Gừa (xã Cư Yên, huyện Lương Sơn) cung ứng ra thị trường các sản phẩm rau an toàn đảm bảo chất lượng VSATTP góp phần xây dựng thương hiệu rau hữu cơ huyện Lương Sơn. ảnh: p.v

(HBĐT) - Hiện nay “ vấn nạn thực phẩm bẩn” gây hoang mang cho dư luận xã hội, khiến người tiêu dùng khó phân biệt được thế nào là nông sản an toàn (NSAT) và làm thế nào để lựa chọn đúng các mặt hàng NSAT đảm bảo tốt cho sức khỏe của mình và gia đình. Nhằm góp thêm tiếng nói về vấn đề này, phóng viên Báo Hòa Bình đã trao đổi với tiến sĩ nông nghiệp Nguyễn Hồng Yến, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV). Qua đó cung cấp cho độc giả những thông tin xác đáng giúp nâng cao nhận thức về sử dụng NSAT.

 

PV: Với tư cách là một chuyên gia trong lĩnh vực trồng trọt, xin đồng chí cho biết thế nào là NSAT?

 

Đồng chí Nguyễn Hồng Yến: Nói một cách ngắn gọn, tôi cho rằng một NSAT thì trước hết, hình dáng, màu sắc bên ngoài phải đúng như cái vốn có của sản phẩm. Còn về nội chất bên trong phải đảm bảo các yếu tố về an toàn thực phẩm như về vi sinh vật, về dư lượng các hóa chất.

 

PV: Theo đồng chí nói, vậy một sản phẩm trồng trọt được sản xuất hoàn toàn theo phương thức hữu cơ thì liệu đã là một NSAT hay chưa?

 

Đồng chí Nguyễn Hồng Yến: Nói đến hữu cơ có nghĩa là không sử dụng hóa chất. Hiện nay, người tiêu dùng đang có xu hướng sử dụng sản phẩm hữu cơ và có nhiều cơ sở sản xuất theo phương thức hữu cơ. Nhưng như trên tôi đã nêu, một sản phẩm NSAT là phải đảm bảo các yếu tố về vi sinh vật và dư lượng các hóa chất. Vì vậy, nếu đầu vào cho sản xuất hữu cơ không đảm bảo được các yếu tố an toàn, ví dụ như sử dụng phân hữu cơ chưa hoai mục hoặc sử dụng nguồn nước tưới không đảm bảo yếu tố an toàn về vi sinh vật thì sản phẩm hữu cơ đó cũng không thể gọi là an toàn được. 

 

PV: Còn đối với những sản phẩm rau mà hiện nay người dân hay tự trồng, tự chăm sóc ở ven đường, không dùng thuốc hóa học thì theo đồng chí, đó có phải là sản phẩm an toàn không?

 

Đồng chí Nguyễn Hồng Yến: Đúng là ven từ quốc lộ vào đến các khu nội thị, chúng ta vẫn thấy người dân có những luống rau tự trồng, tự chăm sóc và thu hoạch lấy. Những trường hợp canh tác đó có thể đảm bảo được chất lượng nguồn nước tưới và tránh được sử dụng những hóa chất độc hại. Nhưng có điều, tại những khu vực giao thông như vậy, mật độ giao thông rất lớn, hàm lượng bụi trong không khí và khí thải của các phương tiện giao thông mang theo rất nhiều khí độc. Các loại khí độc cùng với nước mưa thẩm thấu vào trong cây rau tạo nên dư lượng về chì và một số kim loại nặng. Như vậy, không thể đánh giá các sản phẩm tự canh tác ở ven đường là đảm bảo an toàn mặc dù người canh tác hoàn toàn không dùng thuốc hóa học. Tiêu chí để sản xuất rau an toàn chúng tôi vẫn khuyến cáo là với những khu vực gần quốc lộ, vùng rau phải cách đường tối thiểu 100m trở lên.

 

PV: Vậy xin đồng chí cho biết, để có được những sản phẩm trồng trọt an toàn, người sản xuất nhất thiết phải tuân thủ những yêu cầu kỹ thuật cốt yếu nào?

 

Đồng chí Nguyễn Hồng Yến: Theo tôi, để có được sản phẩm an toàn đến tay người tiêu dùng thì cần qua nhiều công đoạn. Riêng trong công đoạn sản xuất, để sản xuất được những sản phẩm trồng trọt an toàn thì có mấy vấn đề mà người nông dân nhất thiết phải tuân thủ theo. Thứ nhất, phải đảm bảo được độ an toàn về đất trồng và nước tưới. Đất không bị ô nhiễm, nguồn nước tưới và sơ chế phải đảm bảo độ an toàn theo quy định của Bộ NN &PTNT. Thứ hai phải tuân thủ nguyên tắc trong sử dụng hóa chất, ở đây tôi đặc biệt lưu ý đến việc sử dụng hai nhóm hóa chất là phân bón và thuốc BVTV. Xin nhấn mạnh là, một sản phẩm an toàn không có nghĩa là không sử dụng hóa chất, không sử dụng phân bón, hay hoàn toàn không sử dụng thuốc BVTV. Vấn đề mấu chốt là phải tuân thủ nguyên tắc trong sử dụng hóa chất, trong đó phải đảm bảo đủ thời gian cách ly. Ví dụ, một loại thuốc BVTV theo khuyến cáo của nhà sản xuất thời gian cách ly là 7 ngày tối thiểu sau khi phun loại thuốc đó 7 ngày, chúng ta mới được thu hoạch sản phẩm, như vậy mới giữ được dư lượng thuốc BVTV trong nông sản ở mức an toàn. Việc bón phân cũng vậy. Đối với phân hữu cơ, nhất thiết phải sử dụng phân đã hoai mục. Đối với các phân hóa học, nhất thiết phải bón đủ định lượng theo yêu cầu của cây và đảm bảo thời gian cách ly. Ví dụ, với những nhóm rau ăn lá, tối thiểu thời gian cách ly sau khi bón phân đạm lần cuối cùng phải từ 7  10 ngày tùy từng loại rau thì mới đảm bảo dư lượng nitơrat ở trong rau dưới mức cho phép.

 

PV: Thực tế hiện nay, nhu cầu sử dụng NSAT của người tiêu dùng là rất lớn nhưng họ thiếu các kênh thông tin chính thống để có thể phân biệt và lựa chọn đúng các mặt hàng NSAT. Xin đồng chí cho biết, đến nay trên địa bàn tỉnh có những sản phẩm trồng trọt nào đã được đánh giá là NSAT và làm thế nào để đưa được những sản phẩm này đến tay người tiêu dùng?

 

Đồng chí Nguyễn Hồng Yến: Tôi tin tưởng rằng những sản phẩm trồng trọt nổi bật của Hòa Bình hiện nay như cam, quýt, bưởi, một số loại rau bản địa, rau hữu cơ, nhóm rau họ bầu bí có chất lượng tốt và đảm bảo các tiêu chí an toàn thực phẩm. Đó là những sản phẩm rất an toàn. Tuy nhiên, vấn đề là làm thế nào để đưa được những sản phẩm đó đến tay người tiêu dùng. Theo tôi, cả người sản xuất, người phân phối và người tiêu dùng đều cần được hỗ trợ. Gần đây chúng ta hay nói đến việc tạo chuỗi giá trị từ khâu tổ chức sản xuất đến khâu sơ chế và phân phối sản phẩm. Cá nhân tôi suy nghĩ thế này: Bản thân chuỗi giá trị thì vẫn có từ trước rồi chứ không phải bây giờ mới có hay chúng ta chưa tạo được. Vấn đề là nó đang rời rạc từng đoạn một và chúng ta đang thiếu niềm tin để gắn kết các đoạn giá trị đó lại với nhau. Theo tôi, quá trình xây dựng chuỗi giá trị trong sản xuất và tiêu thụ NSAT chính là quá trình gây dựng và giữ cho được niềm tin - niềm tin giữa người sản xuất với doanh nghiệp cung cấp đầu vào, giữa người sản xuất với các công ty thu mua và hệ thống thương lái, giữa người phân phối sản phẩm với người tiêu dùng, giữa người tiêu dùng với sản phẩm được cung ứng Khớp nối những niềm tin đó lại thì chúng ta sẽ xây dựng được chuỗi giá trị đảm bảo an toàn từ khâu tổ chức sản xuất ở cơ sở đến khâu phân phối sản phẩm ra thị trường.

 

PV: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!

 

                                                                                            

 

                                                                   Thu Trang (T.H)

 

 

 

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục