(HBĐT) - Bấy lâu nay, khách du lịch đến với lòng hồ Hòa Bình là được thưởng ngoạn "Vịnh Hạ Long” trên cạn với những danh thắng, những món ăn đặc sản, thỏa chí chèo thuyền, đắm mình trong khung cảnh hùng vĩ. Nhưng với ông Nguyễn Xuân Thắng nó còn đem lại giá trị hơn nhiều, đó là sức khỏe.k


Ông Nguyễn Xuân Thắng trồng rau trên nhà bè tại tổ Vôi, phường Thái Bình (TP Hòa Bình), tự cung cấp rau sạch cho gia đình và khách du lịch.

Nơi hồi sinh

Hẹn với ông, một ngày nắng chúng tôi ngược tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình lên với lòng hồ sông Đà. Qua bến thuyền chừng vài trăm mét là đến khu nhà bè của ông Thắng. Khu nhà gồm 4 căn nhà trong khuôn viên khép kín tiện sinh hoạt nơi sông nước. Ở giữa là bể bơi trẻ con, khu trồng rau, sân chơi ngắm trăng, sinh hoạt cộng đồng... Mặc dù trời nắng giữa mùa hè nhưng khu nhà bè của ông tương đối mát. Nước trên hồ hắt lên, nhà bè được làm bằng gỗ và mái cọ nên dễ chịu. Mặc dù đã qua cái tuổi thất thập nhưng trông ông Thắng còn rắn rỏi, khỏe mạnh. Ông bảo: Tôi sống và khỏe mạnh được như này là nhờ lòng hồ sông Đà đấy. Thấy tôi ngạc nhiên ông giải thích: Cách đây hơn 3 năm tôi thường xuyên bị đau xương khớp, nhiều lúc không thể tự đi được. Sau khi khám bác sỹ kết luận bị hẹp cột sống. Bệnh đã chuyển nặng chèn các dây thần kinh nên hay bị tê bì chân tay, có lúc không ngồi, đi lại được. Tôi được bác sỹ chuyên khoa chỉ định mổ. Đọc tài liệu, nghiên cứu về bệnh tôi xin bác sỹ hoãn thời gian mổ và quyết định tự chữa. Trong nhiều tài liệu tìm hiểu về bệnh, tôi được biết luyện tập thể dục theo bài và bơi giúp có thể chữa được bệnh. Tôi quyết định tìm mua đất gần hồ để làm nhà nghỉ dưỡng bệnh.

Ngày đầu đi tìm, ông và các con lên hồ Đầm Bài, rồi ngược lên TP Hòa Bình. Đến tổ Tháu, tổ Vôi ông cảm nhận thấy thích nơi đây, gần trung tâm thành phố, có công việc gì hoặc ra bệnh viện cũng tiện. Đặc biệt là lòng hồ sông Đà nước trong lành, lưu lượng nước lớn, có tiềm năng phát triển du lịch. Đến xóm Vôi, có người bán đất giáp đường, giáp lòng hồ ông quyết định mua ngay. Khi hoàn tất thủ tục ông bắt tay vàolàm nhà bè, đúng thời điểm dịch Covid-19 bùng phát mạnh. Vừa làm nhà vừa tránh dịch ông quyết định ở lại đây. Sống giữa vùng nước mênh mông không giao tiếp với người ngoài là nơi an toàn chống dịch. Khi cần mua lương thực, thực phẩm nhờ người mua để ở bờ rồi chèo thuyền vào lấy. Ông cho biết: Ngày đi mua đất, làm nhà bè con tôi luôn phải đi theo dìu khi lên xuống chỗ cao. Sau 3 năm kiên trì luyện tập, đến nay tôi đi lại thoải mái không còn thấy đau nhức. Để "thử" xương khớp sau thời gian tự điều trị, cách đây 2 tháng tôi đã có chuyến đi xuyên Việt với hơn 4.000 km. Mỗi ngày lái xe hơn 400 km, không có dấu hiệu đau đớn. Như hiện tại tôi có thể lái xe từ Hòa Bình về Hà Nội rồi quay lên vẫn thấy thoải mái.

Chia sẻ cách chữa bệnh của mình, ông Thắng cho biết: Ngày bơi 2 - 3 lần, mỗi lần vài km, tùy theo thể trạng từng hôm, kết hợp với bài tập giãn cột sống do bác sỹ hướng dẫn. Hôm nào trời rét thì luyện tập cách giãn cột sống. Sau một thời gian không thấy đau tôi cũng không đi mổ. Vừa rồi tôi đi khám lại, bác sỹ cũng ngạc nhiên là bệnh của tôi đã giảm đi rất nhiều. Có thể nói lòng hồ Hòa Bình là nơi đã tái sinh tôi. Tôi có duyên nợ với đất Hòa Bình. Năm 1971, sau khi rời ghế nhà trường, rời quê hương Hà Tây tôi lên Hòa Bình giảng dạy ở trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình. Sau 3 năm tôi chuyển về trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây cũ. Năm 1991, nhớ và yêu con người, cảnh vật Hòa Bình tôi quyết định trở lạiLương Sơn lập nghiệp với công việc thiết kế, xây dựng nhà sàn.

Lan tỏa giá trị của lòng hồ

Sau hơn 3 năm ở đây vẫn thấy ông Thắng tiếp tục mở rộng cơ ngơi của mình. Ông chia sẻ: Thấy lợi ích của việc sống ở sông nước, hưởng thụ không khí trong lành, là nơi dưỡng bệnh rất tốt nên tôi quyết định mở rộng và đăng ký kinh doanh làm điểm nuôi trồng thủy sản kết hợp đón khách nghỉ dưỡng ngắn hạn. Vợ con tôi cũng ủng hộ việc này. Vợ tôi là người sinh và lớn lên ở phố cổ Hà Nội cũng thích và theo tôi lên đây. Mục đích là để giới thiệu tiềm năng lòng hồ Hòa Bình không chỉ là nơi "chơi" mà còn là môi trường tốt cho những ai nghỉ dưỡng, chữa bệnh về xương khớp như tôi. Qua câu chuyện của tôi sẽ giới thiệu cho khách trong và ngoài nước biết đến tiềm năng về du lịch, nghỉ dưỡng của lòng hồ sông Đà. Hy vọng đây là một trong những điểm "níu chân" khách đến với Hòa Bình nhiều hơn nữa, dự định đến tháng 7 tới sẽ đón khách. Đây là mô hình điểm hướng tới xây dựng hợp tác xã nuôi trồng thủy sản kết hợp đón khách du lịch của tổ Vôi, phường Thái Bình.


Việt Lâm

Các tin khác


Huyện Tân Lạc - gian nan hành trình thu nhận hồ sơ cấp căn cước công dân nơi “cổng trời”

(HBĐT) - Chỉ nhác thấy bóng dáng người lạ, một bóng người lao vụt qua cửa, thoáng chốc đã mất dạng phía rừng xa... Nếu không được tận mắt chứng kiến, có lẽ chúng tôi cũng không thể tưởng tượng được những gian nan trên hành trình thu nhận hồ sơ làm căn cước công dân (CCCD) cho những người yếu thế, có bệnh tâm thần của lực lượng Công an ở nơi "cổng trời” của huyện Tân Lạc.

Gỡ nút thắt phát triển hạ tầng công nghiệp: Bài 2 - Nhận diện những nút thắt phát triển hạ tầng công nghiệp

(HBĐT) - Định hướng quy hoạch, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp là đúng đắn. Tuy nhiên, quá trình triển khai phát triển hạ tầng công nghiệp còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Thực tế các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) được quy hoạch trên địa bàn tỉnh có những khó khăn đặc thù.  Cả tỉnh có 8 KCN được quy hoạch, trong quá trình triển khai đều gặp khó khăn về giải phóng mặt bằng (GPMB), các thủ tục theo quy định. 

Gỡ nút thắt phát triển hạ tầng công nghiệp: Bài 1 - Hiệu quả thu hút đầu tư phát triển công nghiệp

(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra mục tiêu đến năm 2025, diện tích đất các khu, cụm công nghiệp (CCN) chiếm 1% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, tương đương với 4.600 ha. Để thực hiện mục tiêu này, Tỉnh ủy đã ban hành Đề án số 07-ĐA/TU, ngày 1/11/2021 về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, cùng với Đề án số 02 về phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại gắn với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững. Theo đó tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, huy động các nguồn lực phát triển hạ tầng công nghiệp, thu hút đầu tư, tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững.

Thành phố Hòa Bình vươn tầm đô thị loại II: Bài 1- Diện mạo mới đô thị trung tâm tỉnh

(HBĐT) - Đại hội Đảng bộ thành phố Hòa Bình (TPHB) lần thứ II, nhiệm kỳ 2020 - 2025 thống nhất mục tiêu phấn đấu hoàn thành các tiêu chí xây dựng thành phố trở thành đô thị loại II trước năm 2025. Sau nửa nhiệm kỳ, diện mạo đô thị trung tâm tỉnh đã có những nét mới, khang trang, sáng đẹp, văn minh hơn.

Nâng cao chỉ số cải cách hành chính - hướng tới sự hài lòng của người dân và tổ chức: Bài 2- Tập trung giải pháp tiếp tục cải thiện chỉ số cải cách hành chính

(HBĐT) - Năm 2022, chỉ số cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh tuy tăng 2 bậc so với năm 2021, tăng 30 bậc so với năm 2020, nhưng điểm số lại giảm do việc điều chỉnh các nội dung và thang điểm đánh giá của một số tiêu chí, tiêu chí thành phần. Với tinh thần thẳng thắn nhìn vào những tồn tại, hạn chế, Ban chỉ đạo (BCĐ) CCHC tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để duy trì và cải thiện chỉ số CCHC năm 2023 cũng như các năm tiếp theo. 

Nâng cao chỉ số cải cách hành chính - hướng tới sự hài lòng của người dân và tổ chức: Bài 1 - Chỉ số cải cách hành chính xếp ở vị trí cao nhất từ trước đến nay

(HBĐT) - Năm 2022, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC). Với sự quyết tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác này đã có chuyển biến tích cực. Chỉ số CCHC (Par Index) của tỉnh tăng 2 bậc so với năm 2021. Với tinh thần đánh giá đúng kết quả đạt được, đi sâu những tồn tại, hạn chế, tỉnh đang tập trung các giải pháp duy trì, nâng cao chỉ số CCHC năm 2023 và các năm tiếp theo.  Đó là đánh giá của Ban chỉ đạo (BCĐ) CCHC tỉnh về kết quả chỉ số CCHC năm 2022. Nhìn tổng thể, từ năm 2016 - 2022, chỉ số CCHC của tỉnh luôn tăng về điểm số, trong 7 năm đã tăng 14,18%. Năm qua, tỉnh Hòa Bình được xếp ở vị trí cao nhất từ trước đến nay, đạt 86,30%, tăng 2 bậc so với năm 2021, tăng 30 bậc so với năm 2020.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục