Dồn điền, đổi thửa (DĐ, ĐT) và Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) có ý nghĩa quan trọng đối với nông nghiệp, nông thôn. Tại huyện Lạc Sơn, mặc dù đã có nhiều văn bản chỉ đạo, chương trình, kế hoạch của tỉnh, của địa phương, nhưng kết quả đạt được còn hạn chế. Tại thời điểm đầu năm 2023, trên địa bàn mới có 3 xã triển khai công tác DĐ, ĐT, 10 sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao. Nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện ban hành Nghị quyết số 12-NQ/HU, ngày 7/4/2023 về DĐ, ĐT và phát triển sản phẩm OCOP.


Huyện Lạc Sơn tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng.

Nhân rộng những cánh đồng mẫu lớn

Trước khi ban hành Nghị quyết số 12-NQ/HU, chương trình DĐ, ĐT được triển khai ở phạm vi hẹp trên địa bàn 3 xã Yên Phú, Thượng Cốc, Định Cư. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt, sâu sát của chính quyền và cơ quan chuyên môn của huyện, các xã, thị trấn đã xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu cụ thể về DĐ, ĐT trong dài hạn (từ năm 2023 - 2027, có phân kỳ đến năm 2025) và từng năm. Cùng với đó, Đảng ủy các xã, thị trấn xây dựng nghị quyết; UBND các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch cụ thể, tổ chức làm điểm có hiệu quả ở một số phố, xóm để rút kinh nghiệm, tạo sự lan tỏa và hiệu ứng tuyên truyền. 

Chính quyền huyện, các xã, thị trấn cũng bố trí nguồn ngân sách hàng năm và huy động các nguồn xã hội hóa, lồng ghép các nguồn vốn khác cho công tác DĐ, ĐT. Cấp huyện, xã, xóm đẩy mạnh tuyên truyền, vận động trên các phương tiện thông tin đại chúng và trực tiếp đến các hộ dân về lợi ích DĐ, ĐT đem lại. Từ đó, chương trình nhận được được sự đồng tình ủng hộ của người dân, huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc để thực hiện chính sách DĐ, ĐT. 

Quá trình tiến hành DĐ, ĐT được huyện gắn với quy hoạch lại đồng ruộng theo hướng vận động người dân dành đất cho kênh mương, đường nội đồng, công trình công cộng, đảm bảo mỗi thửa ruộng sau khi đã DĐ, ĐT phải được kết nối với kênh mương và đường giao thông nội đồng. Hỗ trợ người dân đo đạc địa chính, cấp sổ đỏ trước và sau khi DĐ, ĐT, công khai, minh bạch trong suốt quá trình DĐ, ĐT và trong quá trình thực hiện các thủ tục về đất đai. Huyện cũng tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm, tổ chức hội nghị, hội thảo để các xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị, người dân cùng chia sẻ kinh nghiệm và học tập cách làm hay. 

Đến cuối năm 2024, lũy kế diện tích DĐ, ĐT toàn huyện đạt trên 682,3 ha. Từ các xã làm điểm đã nhân ra diện rộng tại các xã Quyết Thắng, Mỹ Thành, Hương Nhượng, Vũ Bình… Mục tiêu của Nghị quyết đến năm 2025, huyện DĐ, ĐT xong diện tích đất lúa, trồng màu ở những nơi có điều kiện thuận lợi; đến năm 2027 hoàn thành việc DĐ, ĐT nhằm tạo ra cánh đồng mẫu lớn thuận lợi cho cơ giới hóa, tiết kiệm chi phí sản xuất, thúc đẩy sản xuất hàng hóa và hợp tác giữa nông dân và doanh nghiệp, thuận lợi hơn trong công tác giải phóng mặt bằng.

Thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP

Song song với mục tiêu DĐ, ĐT, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm được huyện quan tâm thúc đẩy thông qua việc tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về xây dựng sản phẩm OCOP, ý nghĩa, lợi ích khi tham gia chương trình OCOP. Từ đó khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong nhân dân và cộng đồng dân cư, làm thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu của người dân, tạo ra hướng đi mới trong sản xuất, kinh doanh các sản phẩm truyền thống có lợi thế ở khu vực nông thôn, góp phần cơ cấu, tái cơ cấu kinh tế nông thôn, cũng như phát huy tối đa sức sáng tạo của cộng đồng dân cư trong phát triển sản phẩm OCOP. 

Cùng với đó, huyện tích cực xây dựng, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh kết nối sản phẩm OCOP với sàn thương mại điện tử, xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm, mở rộng giao thương, học tập, trao đổi kinh nghiệm. Trên địa bàn hiện có 2 cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP do UBND huyện và Hội Nông dân hỗ trợ. Các hộ kinh doanh cá thể, HTX cũng ngày càng phát huy sự chủ động trong xúc tiến xây dựng sản phẩm OCOP, phát triển kênh bán hàng ở các tỉnh, thành phố trên cả nước.  Trong 2 năm 2023 - 2024, huyện tăng thêm 11 sản phẩm OCOP được chuẩn hóa, nâng tổng sản phẩm OCOP lên 21 sản phẩm (1 sản phẩm 4 sao, 20 sản phẩm 3 sao). Riêng năm 2024, huyện có 6 sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao gồm: Măng chua Quý Hòa của chủ thể HTX nông, lâm nghiệp Quý Hòa - xã Quý Hòa; bột nghệ gia vị Nhưng Vần của Công ty TNHH tinh bột nghệ Nhưng Vần Hoà Bình và chả ốc nhồi Mơ Đức của chủ thể HTX nông nghiệp hữu cơ Mơ Đức Hòa Bình - xã Nhân Nghĩa; trứng gà ăn liền Long Thoa của HTX dịch vụ nông nghiệp Vũ Lâm - xã Vũ Bình; muối hạt dổi Chí Đạo của HTX cung ứng giống cây dổi và dịch vụ nông nghiệp xã Chí Đạo; vịt cổ xanh Tự Do của HTX nông, lâm nghiệp xanh Mường Khụ, xóm Cối Cáo, xã Tự Do. 

Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND huyện nhấn mạnh: DĐ, ĐT và Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tại địa phương thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển, tiến tới xây dựng nông thôn mới thành công. Từ việc quán triệt Nghị quyết chuyên đề số 12-NQ/HU về DD, ĐT và Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, diện mạo nông nghiệp, nông thôn huyện có khởi sắc đáng kể, hiệu quả sản xuất được nâng lên, từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, như vùng trồng rau màu xã Yên Phú, vùng trồng lúa xã Thượng Cốc… Cùng với đó, cơ giới hóa trong sản xuất được tăng cường, tưới tiêu thuận lợi, chi phí trung gian giảm, khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất, mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân. Chương trình tác động đến các thành phần, tầng lớp nhân dân, giúp phát huy nội lực và hình thành chuỗi giá trị sản phẩm đặc sản của địa phương, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của người dân trong xây dựng nông thôn mới. 
(Còn nữa)


Bùi Minh

Các tin khác


Ghi dấu hành trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo: Bài 1 - Dấu ấn của phong trào thi đua

Đến tháng 4/2025, tức 1 năm sau Lễ phát động phong trào thi đua "Xóa nhà tạm, nhà dột nát” (XNT, NDN) trên phạm vi cả nước được tổ chức tại huyện Đà Bắc do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì, bằng sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, cùng sự đồng thuận của người dân, đồng hành của doanh nghiệp, tỉnh Hòa Bình đã vượt mọi khó khăn đạt kỳ tích chưa từng có: Làm nhà ở cho hơn 2.000 hộ nghèo trên khắp các huyện, thành phố trong tỉnh. Qua đó, giúp người nghèo, người yếu thế có thêm điểm tựa vững chắc và niềm tin để vươn lên trong cuộc sống.

OCOP Hòa Bình - đánh thức tinh hoa bản địa: Bài 3 - Dấu ấn từ một hành trình bài bản

Từ 16 sản phẩm OCOP được công nhận năm đầu tiên, đến 158 sản phẩm đạt sao tính đến đầu năm 2025 - chương trình OCOP ở Hòa Bình đã đi qua một hành trình bài bản và bền bỉ. Song điều đọng lại không chỉ là những con số. Đó là cam được gắn thương hiệu, măng được đưa ra thế giới, thổ cẩm được may thành quà tặng du lịch… Và trên hết là cách người dân đã đổi thay tư duy sản xuất, học cách gìn giữ bản sắc bằng chính thương hiệu mang tên OCOP.

Sống mãi ký ức Điện Biên Phủ

Năm nay dù đã hơn 90 tuổi, nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công vào Đồi A1 ở chiến trường Điện Biên Phủ cách đây hơn 70 năm, đôi mắt của người chiến sỹ Điện Biên Mai Đại Xá ở số nhà 01, tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hoà Bình) bỗng trở nên mạnh mẽ như có lửa...

Nhớ mãi những bát cơm nóng từ bếp Hoàng Cầm

Đã 93 tuổi nhưng ông Nguyễn Văn Cóc (tổ 6, phường Kỳ Sơn, TP Hòa Bình) vẫn còn minh mẫn. Ông được tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Những ngày tháng Năm, ký ức năm tháng hào hùng lại trở về. Bên cạnh ký ức về những trận chiến, những hy sinh, gian khó, ông cũng không thể quên tinh thần đoàn kết, sự yêu thương, chăm sóc lẫn nhau của đồng đội trên chiến trường. Giản đơn như bát cơm nóng sau trận đánh cũng là bao nỗ lực của các chiến sỹ cấp dưỡng, nuôi quân.

Ký ức những cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trải qua hơn bảy thập kỷ, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ vẫn sống mãi trong lòng dân tộc như một bản hùng ca bất diệt. Những cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ đã ở tuổi xưa nay hiếm nhưng trong họ vẫn còn sâu đậm những ký ức về những tháng ngày khốc liệt nhưng rất đỗi hào hùng khi được cống hiến tuổi xuân, máu xương, góp phần làm nên bản hùng ca của dân tộc.

OCOP Hòa Bình - đánh thức tinh hoa bản địa: Bài 2 - Bệ đỡ chính sách cho những ngôi sao OCOP

"Đằng sau mỗi sản phẩm được gắn sao là cả một hệ thống hỗ trợ vận hành âm thầm: cán bộ kỹ thuật về tận thôn, xóm; chuyên gia đồng hành cùng hợp tác xã; hội chợ kết nối, sàn thương mại điện tử mở đường cho đặc sản nông thôn ra thị trường lớn. OCOP không thể đi xa nếu không có những chính sách đi trước một bước”- đồng chí Nguyễn Huy Nhuận, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường khẳng định.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục