(HBĐT) - Sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, mô hình câu lạc bộ (CLB) "Phụ nữ với pháp luật” ở xã Do Nhân (Tân Lạc) đã thể hiện những hiệu quả thiết thực trong việc tuyên truyền, phổ biến, nâng cao hiểu biết về pháp luật cho phụ nữ.
CLB Phụ nữ với pháp luật của xã Do Nhân (Tân Lạc) thường xuyên tổ chức sinh hoạt, nâng cao nhận thức về pháp luật cho chị em.
Đồng chí Đinh Thanh Bình, công chức Tư pháp - hộ tịch xã Do Nhân cho biết: Với mục tiêu nâng cao nhận thức về pháp luật cho các đối tượng yếu thế, nhất là phụ nữ, đồng thời phấn đấu xây dựng xã chuẩn tiếp cận pháp luật, tháng 11/2017, xã Do Nhân thành lập CLB "Phụ nữ với pháp luật”. Thành viên nòng cốt của CLB là các chi hội trưởng chi hội phụ nữ của các xóm. Tham gia CLB, các thành viên được trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng về tuyên truyền pháp luật, từ đó trở thành hạt nhân để tuyên truyền pháp luật đến các hội viên của chi hội mình. Sau hơn 1 năm thành lập, đến nay, CLB có 8 nhóm với 240 hội viên. Ban đầu thành lập, CLB gặp không ít khó khăn nhưng nhờ sự quan tâm của Đảng ủy, UBND xã nên CLB từng bước được kiện toàn và hoạt động hiệu quả. CLB duy trì sinh hoạt định kỳ hàng quý ở các chi hội phụ nữ. Nhờ những thay đổi về hình thức, nội dung, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ngày một hiệu quả hơn.
Điểm mới trong công tác tuyên truyền pháp luật từ khi CLB "Phụ nữ với pháp luật” ra đời là những buổi sinh hoạt định kỳ được tổ chức theo hướng "mở”. Tại buổi sinh hoạt, ngoài những nội dung Ban chủ nhiệm đã chuẩn bị, các hội viên được giải đáp những thắc mắc về những vấn đề pháp luật mình chưa biết hoặc chưa hiểu rõ. Trong năm 2018, xã Do Nhân đã tổ chức gần 50 buổi tuyên truyền trực tiếp, thu hút trên 3.000 lượt người tham gia. Cùng với đó, xã tổ chức các hội nghị chuyên đề, cuộc thi theo hình thức sân khấu hóa. CLB "Phụ nữ với pháp luật" đi vào hoạt động nề nếp, đúng kế hoạch đề ra với 4 lần sinh hoạt định kỳ. Tại buổi sinh hoạt CLB, nhiều hội viên đã chủ động bày tỏ thắc mắc được Ban chủ nhiệm và cán bộ Tư pháp xã kịp thời giải đáp.
"Do Nhân là xã khó khăn nên hiểu biết của người dân về pháp luật còn nhiều hạn chế. Những năm qua, căn cứ vào thực tế, xã đã tập trung tuyên truyền các luật về an toàn giao thông, dân sự, hình sự, trẻ em, phòng chống bạo lực gia đình, hôn nhân - gia đình, bình đẳng giới. Từ thụ động trong việc tiếp cận kiến thức pháp luật, khi tham gia sinh hoạt CLB chị em đã chủ động bày tỏ thắc mắc của mình. Ví như, trước đây, chị em không để ý đến những thông tin trên thẻ BHYT, chỉ khi đi nằm viện mới phát hiện ra sai sót, việc điều chỉnh thông tin và cấp lại thẻ mới mất nhiều thời gian. Còn hiện nay, khi được cấp thẻ BHYT, họ chủ động kiểm tra, nếu phát hiện sai sót thì yêu cầu ngành chức năng điều chỉnh”, đồng chí Đinh Thanh Bình cho biết thêm.
Đồng chí Bùi Thị Luyến, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Do Nhân cũng rất phấn khởi trước những hiệu quả CLB "Phụ nữ với pháp luật” đem lại trong việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho hội viên: "Việc tổ chức tuyên truyền pháp luật lồng ghép như trước đây không đem lại hiệu quả cao. Từ khi CLB ra đời, với các buổi sinh hoạt chuyên đề đã giúp chị em nắm bắt được các kiến thức pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Trong thời gian tới, Hội Phụ nữ sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa với cán bộ Tư pháp để CLB hoạt động ngày càng hiệu quả, nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật cho các hội viên trên địa bàn xã”.
Viết Đào
Liên quan đến vụ nữ nhà báo Phạm Lê Hoàng Uyển nhận tiền 'chạy' gỡ bài, Viện trưởng Viện KSND TP.Cần Thơ vừa có quyết định kháng nghị phúc thẩm đối với bản án hình sự sơ thẩm của TAND Q.Ninh Kiều (TP.Cần Thơ).
Viện trưởng Viện KSND TP.Cần Thơ vừa có quyết định kháng nghị phúc thẩm đối với bản án hình sự sơ thẩm số 16/2019/HSST ngày 11.1.2019 của TAND Q.Ninh Kiều (TP.Cần Thơ) liên quan đến vụ nữ nhà báo Phạm Lê Hoàng Uyển nhận tiền "chạy" gỡ bài.
Bạn Nguyễn Xuân Anh (Lương Sơn) hỏi:
Đề nghị cho biết việc tự kiểm tra pháp luật của doanh nghiệp gồm những nội dung gì?
(HBĐT) - Trong những năm qua, thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 9/12/ 2003 của Ban Bí thư T.Ư Đảng về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trong cán bộ và nhân dân; Luật Phổ biến giáo dục pháp luật năm 2012; Nghị định số 28/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, tỉnh đã ban hành nhiều văn bản quan trọng chỉ đạo công tác PBGDPL như: Các kế hoạch về công tác PBGDPL; hòa giải ở cơ sở; chuẩn tiếp cận pháp luật; xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Năm 2018, TP Hòa Bình tiếp tục chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với hình thức phong phú, nội dung thiết thực. Thành phố đã tổ chức 6 hội nghị triển khai thực hiện Đề án "Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật” cho 483 lượt người. Các phường, xã thực hiện 117 hội nghị tuyên truyền với 12.356 lượt người tham dự; phát hành 3.900 tờ rơi, tờ gấp và các tài liệu tuyên truyền tới nhân dân.
(HBĐT) - Năm 2018, công tác tiếp công dân được huyện Lương Sơn duy trì thực hiện, bố trí, phân công cán bộ trực, đảm bảo ANTT ổn định tại các buổi tiếp dân. Chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư KN-TC.
(HBĐT) - Trong năm 2018, các cơ quan Thanh tra trên toàn tỉnh đã triển khai 147 cuộc thanh tra hành chính. Trong đó có 13 cuộc thanh tra đột xuất.