(HBĐT) - Trong những năm qua, thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 9/12/ 2003 của Ban Bí thư T.Ư Đảng về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trong cán bộ và nhân dân; Luật Phổ biến giáo dục pháp luật năm 2012; Nghị định số 28/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, tỉnh đã ban hành nhiều văn bản quan trọng chỉ đạo công tác PBGDPL như: Các kế hoạch về công tác PBGDPL; hòa giải ở cơ sở; chuẩn tiếp cận pháp luật; xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước trên địa bàn tỉnh.


Bên cạnh đó, Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh ban hành chương trình, kế hoạch để triển khai thực hiện các Đề án: "Tăng cường công tác PBGDPL tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật; "Tăng cường công tác PBGDPL nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh, thiếu niên”; Đề án số 03 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về "Củng cố, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, phát triển KT-XH và bảo đảm AN-QP 2 xã Hang Kia, Pà Cò huyện Mai Châu”.

Việc ban hành văn bản chỉ đạo, triển khai công tác PBGDPL đã góp phần hoàn thiện thể chế về công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để các cấp, các ngành triển khai thực hiện PBGDPL cho cán bộ và nhân dân trong tỉnh; khuyến khích, thu hút xã hội hóa đối với hoạt động này.

Hàng năm, Sở Tư pháp tham mưu cho Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh ban hành các quyết định kiện toàn Hội đồng cấp tỉnh, bao gồm 37 thành viên. 11 huyện, thành phố thành lập Hội đồng phối hợp PBGDPL. Ở cấp xã có cán bộ tư pháp - hộ tịch làm đầu mối tham mưu, thực hiện nhiệm vụ này.


Lãnh đạo phòng Tư pháp huyện Kỳ Sơn tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân trên địa bàn.

Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh hướng dẫn các ngành thành viên và Hội đồng các huyện, thành phố tiến hành rà soát, kiện toàn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên, tuyên tuyền viên pháp luật đảm bảo đúng điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã kiện toàn 87 báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh; 232 báo cáo viên pháp luật cấp huyện; 2.233 tuyên truyền viên pháp luật cấp xã.

Những năm qua, thực hiện các Kế hoạch về công tác PBGDPL; hòa giải ở cơ sở; chuẩn tiếp cận pháp luật; xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước, công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận cả về chất lượng, hiệu quả. Đối tượng được PBGDPL đã phủ rộng, đa dạng tới nhiều vùng, miền khác nhau. Nội dung bám sát chương trình trọng tâm của T.Ư. Trong đó, hàng năm, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thành phố đã tập trung tuyên truyền, phổ biến các Luật được Quốc hội các khóa thông qua như: Hiến pháp năm 2013; Bộ luật Hình sự năm 2015, Luật Tín ngưỡng tôn giáo; Luật Tiếp cận thông tin, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; Luật Trợ giúp pháp lý; Luật An toàn vệ sinh lao động; Luật Phòng, chống ma tuý; Luật Bảo vệ và phát triển rừng; Luật Bảo vệ môi trường; Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Khoáng sản; Luật Đất đai; Luật Hôn nhân và gia đình…

Hình thức PBGDPL thường ngày càng đa dạng, phong phú, sáng tạo. Hàng năm, toàn tỉnh tổ chức được hơn 2.000 hội nghị chuyên đề, hội nghị lồng ghép PBGDPL (từ cấp tỉnh đến cấp xã) cho gần 100.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh… thông quan các phương tiện thông tin đại chúng; xây dựng các mục, chuyên mục tìm hiểu pháp luật, chính sách và cuộc sống; Bản tin Tư pháp… chất lượng, nội dung, hình thức thể hiện, thời lượng phát sóng các chuyên mục đã được đầu tư, đổi mới, nâng cao chất lượng.

Bên cạnh đó, công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây đã được triển khai, áp dụng một số mô hình PBGDPL hay, đạt hiệu quả như: Tổ chức các đêm truyền thông để tuyên tuyền pháp luật; các hội thi tìm hiểu pháp luật; các mô hình trường học ký cam kết về phòng, chống ma túy, HIV/AIDS; cam kết chấp hành quy định về an toàn giao thông; mô hình "Giỏ sách pháp luật”, những điểm, cụm dân cư đông đúc; mô hình "Ngày Pháp luật”... đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa pháp lý mới của nhân dân trên địa bàn tỉnh. Trong tuần lễ cao điểm hưởng ứng Ngày Pháp luật, từ năm 2013 - 2018, toàn tỉnh đã tổ chức được hơn 5.000 hội nghị, hội thảo, tọa đàm theo chuyên đề và hội nghị lồng ghép cho hàng nghìn lượt cán bộ và nhân dân.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh thời gian qua còn một số hạn chế như: Công tác tham mưu chỉ đạo cho cấp ủy, chính quyền có lúc, có nơi chưa kịp thời; hoạt động của Hội đồng phối hợp các cấp chưa đồng đều, thiếu tính chủ động. Việc PBGDPL cho các đối tượng đặc thù theo quy định của Luật PBGDPL ở mức độ hạn chế. Các hình thức PBGDPL đã có nhiều đổi mới nhưng hình thức tuyên truyền trực tiếp thông qua hội nghị, cuộc họp… vẫn chiếm ưu thế; chưa phát huy, sử dụng hiệu quả hình thức PBGDPL thông qua sinh hoạt của câu lạc bộ pháp luật, tủ sách pháp luật, hội thi… Những hạn chế này đã được Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh chỉ đạo tìm giải pháp khắc phục trong năm 2019 và thời gian tiếp theo.


Minh Phượng

(Sở Tư pháp)


Các tin khác


Nội dung cơ bản của Luật Phòng, chống mua bán người

(HBĐT) - Luật Phòng, chống mua bán người (PCMBN) gồm 8 chương, 58 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2012, đã xác định rõ những hành vi bị nghiêm cấm, bao gồm: Hành vi mua bán người theo quy định của Bộ luật Hình sự và các hành vi trực tiếp liên quan đến việc mua bán người mà Công ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia liệt vào danh sách các hành vi buôn bán người để điều chỉnh một cách đầy đủ, toàn diện các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này.

Huyện Tân Lạc: Tổ chức 276 cuộc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân

(HBĐT) - Năm 2018, Phòng Tư pháp huyện Tân Lạc đã biên tập và phát hành tài liệu tuyên truyền Bộ luật Hình sự; tài liệu giới thiệu tóm tắt nội dung các văn bản luật có hiệu lực từ ngày 1/7/2018; tài liệu tóm tắt các văn bản luật được thông qua tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV để truyền tải tới các tầng lớp nhân dân.

Xử phạt trên 3,8 tỉ đồng vi phạm lĩnh vực kinh tế, tham nhũng, môi trường

(HBĐT) - Theo Ban chỉ đạo 09 tỉnh, năm 2018, lực lượng Cảnh sát kinh tế tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại; buôn bán, vận chuyển hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Qua kiểm tra 140 cơ sở kinh doanh, phát hiện, xử lý hành chính 120 trường hợp vi phạm, phạt 668,675 triệu đồng. Bên cạnh đó, cảnh sát kinh tế phối hợp với lực lượng quản lý thị trường kiểm tra 573 cơ sở, xử phạt vi phạm 1,214 tỉ đồng. Qua công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm đã phát hiện, khởi tố 4 vụ, 14 đối tượng phạm tội tham nhũng, 4 vụ, 3 đối tượng phạm tội kinh tế.

Xã Hợp Thành đưa pháp luật vào cuộc sống

(HBĐT) - Nằm ở hạ du sông Đà, Hợp Thành (Kỳ Sơn) là xã thuần nông, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Năm 2016, xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Cùng với công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, cấp ủy, chính quyền xã luôn chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, góp phần giữ ổn định ANCT - TTATXH trên địa bàn.

Điều tra khám phá 595 vụ pháp pháp hình sự

(HBĐT) - Theo Công an tỉnh, trong năm 2018, lực lượng Công an trên toàn tỉnh đã điều tra khám phá 595/686 vụ phạm pháp hình sự, đạt tỷ lệ 86,73%. Trong đó án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt 100% (58/58 vụ).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục