(HBĐT) - Luật Trợ giúp pháp lý (TGPL) được Quốc hội thông qua ngày 20/6/2017 (thay thế Luật TGPL năm 2006). Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018.
Luật TGPL quy định: Tổ chức thực hiện TGPL gồm: Trung tâm TGPL Nhà nước và tổ chức tham gia TGPL. Sở Tư pháp công bố danh sách các tổ chức thực hiện TGPL tại địa phương, đăng tải trên trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp và gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
Trung tâm TGPL Nhà nước: Trung tâm TGPL Nhà nước là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tư pháp, do UBND cấp tỉnh thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu, trụ sở và tài khoản riêng. Trung tâm TGPL Nhà nước có thể có chi nhánh.
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của Trung tâm TGPL Nhà nước, được thành lập tại các huyện ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn, giao thông không thuận tiện đến Trung tâm TGPL Nhà nước và chưa có tổ chức hành nghề luật sư hoặc tổ chức tư vấn pháp luật tham gia TGPL. Trung tâm TGPL Nhà nước chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Chi nhánh. Căn cứ nhu cầu và điều kiện thực tế tại địa phương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập Chi nhánh của Trung tâm TGPL Nhà nước.
Tổ chức tham gia TGPL: Tổ chức tham gia TGPL bao gồm tổ chức ký hợp đồng thực hiện TGPL và tổ chức đăng ký tham gia TGPL. Tổ chức ký hợp đồng thực hiện TGPL gồm tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật ký kết hợp đồng thực hiện TGPL với Sở Tư pháp theo quy định của Luật này. Tổ chức đăng ký tham gia TGPL gồm tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật TGPL.
Quyền và nghĩa vụ của người thực hiện TGPL được Luật TGPL năm 2017 quy định tại Điều 18. Theo đó, người thực hiện TGPL có các quyền và nghĩa vụ sau:
- Thực hiện TGPL: Điều này khẳng định người thực hiện TGPL cần phải thực hiện chức trách, nhiệm vụ của chính mình. Đây là nghĩa vụ của người thực hiện TGPL góp phần đưa công tác TGPL đi đúng trọng tâm, bản chất của TGPL, không chồng lấn sang các dịch vụ pháp lý khác.
- Được bảo đảm thực hiện TGPL độc lập, không bị đe dọa, cản trở, sách nhiễu hoặc can thiệp trái pháp luật. Quy định này nhằm bảo đảm cho hoạt động TGPL của người thực hiện TGPL được thuận lợi, đồng thời thực hiện nguyên tắc độc lập trong quá trình thực hiện các hoạt động tác nghiệp đã quy định tại Khoản 2, Điều 3, Luật TGPL năm 2017.
- Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện TGPL theo quy định của Luật TGPL và theo pháp luật về tố tụng để bảo đảm vụ việc TGPL được thực hiện một cách chất lượng, tránh những yếu tố ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được TGPL.
- Được bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ TGPL, nhằm bảo đảm người thực hiện TGPL được cập nhật kiến thức pháp luật nói chung cũng như kiến thức, kỹ năng về TGPL nói riêng.
- Bảo đảm chất lượng vụ việc TGPL: Quy định này nhằm tăng cường trách nhiệm của người thực hiện TGPL trong việc thực hiện TGPL, bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người được TGPL.
- Tuân thủ nguyên tắc hoạt động TGPL: Nguyên tắc hoạt động TGPL được quy định đầy đủ ở Điều 3, Luật TGPL năm 2017 gồm: Tuân thủ pháp luật và quy tắc nghề nghiệp TGPL; kịp thời, độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan; bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người được TGPL; không thu tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được TGPL.
- Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy nơi thực hiện TGPL, gồm: Nội quy tại tổ chức thực hiện TGPL, cơ quan tiến hành tố tụng hoặc tại các cơ quan, tổ chức khác mà người thực hiện TGPL cung cấp dịch vụ tại đó.
- Bồi thường hoặc hoàn trả một khoản tiền cho tổ chức thực hiện TGPL đã trả cho người bị thiệt hại do lỗi của mình gây ra khi thực hiện TGPL theo quy định của pháp luật. Quy định này nhằm nâng cao trách nhiệm của người thực hiện TGPL trong quá trình thực hiện TGPL nói chung, đồng thời phù hợp với pháp luật về viên chức.
Ngoài những quyền nói chung của người thực hiện TGPL được quy định tại Khoản 1, Điều 18, Luật TGPL năm 2017, trợ giúp viên pháp lý còn có các quyền và nghĩa vụ sau:
- Tham gia các khóa tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ TGPL: Đây là nghĩa vụ nhưng cũng là một trong những giải pháp để nâng cao kiến thức, kỹ năng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ trợ giúp viên pháp lý nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ TGPL.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được phân công.
- Được hưởng chế độ, chính sách theo quy định.
Minh Phượng
(Sở Tư pháp - TH)
(HBĐT) - Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và phòng chống tội phạm, TNXH cho cộng đồng, 3 tháng đầu năm 2019, các cơ quan chức năng đã phối hợp với cấp uỷ, chính quyền các địa phương trong toàn tỉnh tổ chức mở được 147 hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, phòng- chống tội phạm và TNXH cho 31.940 người.
(HBĐT) - Ngày 5/4, tại huyện Lương Sơn, Sở Tư pháp tổ chức giao ban công tác tư pháp quý I, triển khai nhiệm vụ công tác quý II/2019.
(HBĐT) - Ông Nguyễn Hải (Kỳ Sơn) hỏi:
Đề nghị cho biết trong việc giải quyết tranh chấp lao động, hai bên có quyền và nghĩa vụ gì?
(HBĐT) - Đầu tháng 3, Phòng Tư pháp phối hợp với Hội LHPN huyệnTân Lạc tổ chức buổi tuyên truyền pháp luật với chủ đề "An toàn cho phụ nữ và trẻ em gái" lồng ghép với hoạt động kỷ niệm 109 năm ngày Quốc tế Phụ nữ và 1979 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Buổi tuyên truyền cung cấp thông tin về nguy cơ mất an toàn đối với phụ nữ, trẻ em, những giải pháp cần được đẩy mạnh để đảm bảo an toàn cho phụ nữ và trẻ em thu hút sự quan tâm, chia sẻ của đông đảo đại biểu tham dự.
(HBĐT) - Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác đấu tranh với tội phạm và tệ nạn cờ bạc, 3 tháng đầu năm 2019, lực lượng chức năng Công an tỉnh và Công an các địa phương đã phát hiện, xử lý 109 vụ với 431 đối tượng phạm tội đánh bạc, thu giữ tổng số tiền gần 2,3 tỷ đồng.
(HBĐT) - Bà Bùi Thị Lệ (Kỳ Sơn) hỏi:
Đề nghị cho biết, việc thực hiện quyền của người sử dụng đất được thực hiện từ thời điểm nào?