(HBĐT) - Tòa án nhân dân (TAND) huyện Yên Thủy hiện có 3 thẩm phán. Trung bình hàng năm, mỗi thẩm phán tham gia từ 3 - 4 phiên tòa rút kinh nghiệm. Riêng trong tháng 4/2019, TAND huyện Yên Thủy tổ chức 6 phiên nhằm giúp các thẩm phán, thư ký và công chức tòa án nâng cao tinh thần trách nhiệm, tự đào tạo, tích lũy kinh nghiệm, học hỏi nâng cao về kỹ năng, trình độ nghiệp vụ. Đồng chí Vũ Hải Dương, Chánh án TAND huyện Yên Thủy khẳng định: Việc tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm được coi là giải pháp đột phá, hữu hiệu để nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án, đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu cải cách tư pháp.


Trên cơ sở thống nhất giữa Tòa án và Viện kiểm sát, những vụ án có tình tiết phức tạp, tính chất nghiêm trọng, vấn đề dư luận xã hội quan tâm… được lựa chọn để tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm. Tháng 4 vừa qua, một trong những vụ việc được lựa chọn đó là phiên xét xử người chưa thành niên phạm tội.

Theo cáo trạng, hồi 7h30’ ngày 25/12/2018, Bùi Văn Hùng, sinh ngày 1/10/2000, trú tại xóm Cửa Lũy, xã Đoàn Kết (Yên Thủy) một mình đi bộ sang nhà chị Bùi Thị Anh (xóm Đầm) với mục đích mượn xe mô tô. Khi đến nơi, thấy cửa nhà không khóa, trong nhà không có ai, Hùng nảy sinh ý định trộm cắp tài sản đem bán lấy tiền tiêu xài cá nhân. Tìm được trong áo khoác màu vàng ở tủ kệ ti vi một sợi dây chuyền bằng kim loại màu vàng. Hùng lấy cho vào túi quần đi ra ngoài. Đến 9h30’ cùng ngày, Hùng gặp Bùi Văn Trọng, sinh ngày 14/8/1998, ở cùng xóm và cho Hùng biết vừa trộm được chiếc dây chuyền, nhờ Hùng xem có phải vàng thật không để đi bán hộ. Sau khi xem, Trọng xác nhận là vàng thật, đồng ý đưa Hùng đi bán cho Trần Văn Ba, ở khu phố 12, thị trấn Hàng Trạm với giá 2,5 triệu đồng. Trọng đưa Hùng 500 nghìn đồng, còn 2 triệu đồng, Trọng hỏi vay Hùng có việc. Ngày 26/12/2018, 2 đối tượng ra đầu thú...


Phiên tòa rút kinh nghiệm được tổ chức theo mô hình xét xử thân thiện dành cho người chưa thành niên được Tòa án nhân dân huyện Yên Thủy tổ chức vào tháng 4 vừa qua.

Đồng chí Chánh án TAND huyện ghi nhận: Phiên tòa được thực hiện theo mô hình xử thân thiện dành cho người chưa thành niên, chất lượng hoạt động nghiệp vụ của hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký, hội thẩm nhân dân tại phiên tòa được nâng lên rõ rệt. Trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ kỹ càng, chuẩn bị tốt các tài liệu, bản cáo trạng, đề cương xét hỏi, dự thảo luận tội, dự kiến các tình huống phát sinh…, Hội đồng xét xử đã thể hiện bản lĩnh vững vàng, chủ động, kiểm soát tốt các hoạt động tại phiên tòa cũng như tham gia xét hỏi, điều hành tranh luận các nội dung liên quan đến tình tiết vụ án, chứng cứ buộc tội, gỡ tội… một cách thuyết phục, tuy nhiên, vẫn đảm bảo tính thân thiện, giúp bị cáo và người thân nhận rõ lỗi lầm của con em mình.

Sau quá trình xét xử, các phiên tòa tổ chức họp rút kinh nghiệm một cách thẳng thắn, chuyên sâu, tập trung vào hoạt động xét hỏi và tranh luận của kiểm sát viên với luật sư, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, bị cáo, bị hại và những người tham gia tố tụng khác. Hội đồng xét xử có sự tiếp thu sâu sắc hơn về những ưu điểm, tồn tại về hoạt động xét xử tại phiên tòa. Do đó, cả về chất lượng hoạt động tranh tụng nói riêng và chất lượng xét xử nói chung được nâng lên rõ rệt. Minh chứng cho nhận định đó là trong năm 2018 và quý I/2019, TAND huyện Yên Thủy tiếp nhận trên 384 vụ việc các loại; đã giải quyết hoàn thành trên 364 vụ, trong đó không có án hủy, tỷ lệ án sửa dưới 0,52%.

TAND huyện đặt mục tiêu tiếp tục nâng cao chất lượng công tác xét xử bằng việc duy trì tỷ lệ án hủy, hạ thấp tỷ lệ án sửa hơn nữa trong năm 2019. Đồng thời, phấn đấu mỗi thẩm phán tổ chức từ 2 phiên tòa rút kinh nghiệm trở lên. Đây chính là một trong những tiền đề quan trọng để TAND huyện Yên Thủy vững bước trên lộ trình nâng cao chất lượng công tác xét xử gắn với thực hiện cải cách tư pháp.


Hải Yến


Các tin khác


Nhiều khó khăn trong việc đưa pháp luật đến người dân

(HBĐT) - Không có cán bộ chuyên trách, thiếu phương tiện và cơ sở vật chất, hình thức tuyên truyền chưa đa dạng, hấp dẫn - Đó là những khó khăn của xã Đoàn Kết (Yên Thủy) trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL).

Đề xuất tăng nặng mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn

Chiều tối 2-5, Bộ trưởng Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể đã ký ban hành Chỉ thị 04 về việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến việc sử dụng rượu, bia.

Tạm giữ tài xế Mercedes tông 2 phụ nữ đi xe máy tử vong rồi bỏ chạy

Liên quan đến vụ xe Mercedes tông 2 phụ nữ đi xe máy tử vong tại hầm Kim Liên, Công an quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) đã tạm giữ tài xế Lê Trung Hiếu (39 tuổi, trú tại quận Ba Đình, Hà Nội) để điều tra.

Phạt 1 triệu đồng, tước giấy phép tài xế đi ngược chiều trên quốc lộ 1

Chiều 29-4, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Thanh Hóa đã có quyết định xử phạt 1 triệu đồng chủ xe khách biển số 36B - 029.22, tước giấy phép lái xe 2 tháng đối với tài xế chạy ngược chiều trên quốc lộ 1 chiều 28-4.

Huyện Tân Lạc đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật

(HBĐT) - Nhờ những nỗ lực trong việc đổi mới nội dung và hình thức, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL) ở huyện Tân Lạc đạt được những hiệu quả thiết thực. Trong đó, huyện chú trọng việc xây dựng các mô hình, câu lạc bộ (CLB) tuyên truyền pháp luật ở cơ sở.

Quyền và nghĩa vụ của người thực hiện trợ giúp pháp lý

(HBĐT) - Luật Trợ giúp pháp lý (TGPL) được Quốc hội thông qua ngày 20/6/2017 (thay thế Luật TGPL năm 2006). Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục