Trên đường Tỉnh lộ 433 vẫn còn xảy ra sạt lở, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với người và phương tiện qua lại. Ảnh chụp tại xóm Cang, xã Đoàn Kết.
Sống trong nỗi lo âu là điều mà nhiều bà con ở huyện vùng cao này chia sẻ. Sau một đêm nhiều gia đình bị mất tất cả, nhà cửa, ngô, thóc của họ đã bị dòng nước lũ cuốn trôi. Không còn nhà họ phải đi ở nhờ, sống trong sự đùm bọc của hàng xóm, láng giềng và sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, cùng các tấm lòng thiện nguyện. Những hộ may mắn hơn khi đất đá chỉ "ghé thăm” chứ chưa vùi lấp tất cả thì nay thực sự sống trong sợ hãi, khi mà trên những triền đồi sau nhà đã xuất hiện những vết nứt lớn, chỉ cần một cơn mưa lớn là có thể trôi xuống vùi lấp sản nghiệp của họ bất cứ lúc nào. "Sợ lắm chứ, trên đồi giờ nứt lớn lắm, chỉ cần một cơn mưa to như hôm trước là lấp hết nhà. Để xây được nhà kiên cố như này phải tích cóp cả chục năm mới làm được, năm ngoái mới hoàn thiện xong. Bây giờ thì quá nguy hiểm rồi, phải di rời đến nơi an toàn nhưng gia đình kinh tế khó khăn nên chưa thể đi ngay được”, cụ Xa Thị Thịnh, xóm Cang, xã Đoàn Kết lo lắng.
Khoảng 2 km đường tỉnh lộ 433, đoạn qua xóm Kìa, xã Yên Hòa bị nước lũ phá hủy hoàn toàn hiện đang được lực lượng chức năng san lấp để thông tuyến.
Theo báo cáo của UBND huyện Đà Bắc, tính đến ngày 22/10, trận mưa lớn từ đêm ngày 09 – 11/10 đã khiến 06 người chết, 05 người mất tích và 09 người bị thương. Hiện tượng lũ quét, lũ ống và sạt lở đất đã khiến 50 nhà dân bị sập hoàn toàn; 325 hộ bị đất sạt lở vào nhà, 3 nhà bị tốc mái. Huyện đã di rời con người khẩn cấp ra khỏi vùng nguy hiểm của 211 hộ, dựng được 48 lều bạt để nhân dân ở tạm thời, số còn lại đang phải đi ở nhờ nhà người quen, Trường học, Trạm y tế. Hiện nay, tại các xã: Đồng Ruộng, Vầy Nưa, Yên Hòa, Suối Nánh, Mường Chiềng, Tiền Phong, Cao Sơn, Mường Tuổng, Đồng Chum, Toàn Sơn, Tu Lý, Giáp Đắt, Trung Thanh, Đồng Nghê, Đoàn Kết có 410 hộ dân cần di rời khẩn cấp do hiện tượng đồi phía trên sau nhà bị nứt, nguy cơ xảy ra sạt lở cao.
Mưa lớn cũng đã gây những thiệt hại hết sức nặng nề đối với sản xuất nông nghiệp, với khoảng 390 ha diện tích hoa màu không còn khả năng khắc phục. Trong đó, lúa sắp gặt bị đất đá vùi lấp 250 ha, 73,6 ha ngô, gần 60 ha sắn và các loại hoa màu khác. Các cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm, hồ lủy lợi cũng bị nước lũ tàn phá. Tính đến ngày 22/10, 2 xã Mường Tuổng và Đồng Ruộng vẫn bị cô lập về đường bộ, chỉ có thể tiếp cận bằng đường thủy. Các tuyến đường bộ liên xã bị xói mòn bề mặt đường nghiêm trọng. "Đường nhựa giờ thành đường sông với rất nhiều hang hốc, có đoạn nước đã khoét sâu xuống gần 4 mét không thể đi lại được”, ông Lường Văn Đạnh, xóm Kìa, xã Yên Hòa nói về đoạn đường nhựa dài gần 2 km bị nước lũ phá hủy hoàn toàn.
Một số hồ thủy lợi lớn cũng chịu ảnh hưởng nặng nề, như hồ Cháu, hồ Thảng của xã Tu Lý; hồ Nà Rồng, thị trấn Đà Bắc. Khoảng 28 bai chưa nước và 8.000 m mương bị hư hỏng và nhiều công trình nước sinh hoạt, đường ống dẫn nước bị cuốn trôi. Ngoài ra, mưa lũ cũng đã khiến 10 trường học bị ảnh hưởng nặng nề, điển hình như trường Mầm non xã Đoàn Kết hiện không thể hoạt động, các cháu học sinh phải học nhờ ở nhà văn hóa xóm và các chi lẻ. Hệ thống điện và thông tin liên lạc bị gián đoạn, với 1 trạm biến áp bị hỏng, 80 cột điện bị gẫy đổ. Các xóm Cò Xa (Tiền Phong), xóm Kế (Mường Chiềng) và các xã Đồng Nghê, Suối Nánh, Mường Tuổng và Đồng Ruộng vẫn chưa có điện trở lại.
Theo đồng chí Bùi Thị Hiệu, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết, những ngày qua, Đà Bắc đang khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ. Trong đó, tập trung thông tuyến đường bộ, sữa chữa các hạ tầng về điện, trạm y tế, trường học. Đặc biệt là khẩn trương di rời các hộ dân ở vùng sạt lở, những hộ bị mất nhà cửa đến nơi an toàn và không để các hộ bị đói, rét. Tuy nhiên, huyện gặp rất nhiều khó khăn về quy hoạch quỹ đất khi mà vẫn còn phát sinh thêm những khu vực bị sạt lở, phải di dân khẩn cấp, ví như 22 hộ dân ở xóm Túp, xã Tiền Phong. Mưa lũ đã khiến nhiều hộ dân mất trắng mùa màng nên vấn đề an ninh lương thực trong những ngày giáp hạt sẽ rất khó khăn. Ngoài sự quan tâm, hỗ trợ của các bộ, ngành, các cấp chính quyền, đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện mong muốn tiếp tục nhận được sự quyên góp, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân, nhất về lương thực.
Viết Đào
(HBĐT) - Ngày 24/5, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UV BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã thăm và làm việc tại trường PTDTNT THPT tỉnh. Tham dự có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành trong tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 22/4, tại huyện Lạc Sơn, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp & PTNT do đồng chí Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng làm trưởng đoàn đã làm việc với tỉnh về Dự án Hệ thống dẫn nước từ sông Bưởi về huyện Yên Thủy. Làm việc với đoàn, về phía tỉnh ta có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ngành, lãnh đạo Huyện ủy, UBND 2 huyện Lạc Sơn, Yên Thủy.
(HBĐT) - Ngày 14/4, Đoàn công tác của BCĐ bầu cử tỉnh do đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh, Phó trưởng Ban chỉ đạo Bầu cử tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác bầu cử tại huyện Mai Châu.
Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVBCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh
(HBĐT) - Sáng 17/3, đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng lãnh đạo các Sở KH-ĐT, LĐTB-XH, BQL Dự án Giảm nghèo tỉnh đã kiểm tra tình hình thực hiện Dự án Giảm nghèo tại huyện Yên Thuỷ. Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo Huyện uỷ, UBND huyện Yên Thuỷ
(HBĐT) - Sáng 16/3, Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ đã thăm và làm việc tại xã Độc Lập (Kỳ Sơn). Cùng đi có lãnh đạo các Sở KH-ĐT, LĐTB-XH, Văn phòng Tỉnh uỷ, Ban Dân tộc tỉnh, Huyện uỷ, UBND huyện Kỳ Sơn.