Chiều 14-5, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình làm việc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV thảo luận, cho ý kiến về công tác nhân sự, đã thông qua nghị quyết cho bà Phan Thị Mỹ Thanh thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội kể từ ngày hôm nay.


Bà Phan Thị Mỹ Thanh. (Ảnh: Thiên Vương)

Theo thông báo chính thức của Văn phòng Quốc hội, ngày 4-5-2018, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận được đơn của bà Phan Thị Mỹ Thanh, đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Đồng Nai xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội, vì lý do sức khỏe không ổn định và đang bị kỷ luật về mặt Đảng. Đảng đoàn Quốc hội đã có văn bản báo cáo Ban Bí thư. Sau khi cân nhắc nhiều mặt, Ban Bí thư đã có ý kiến đề nghị Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo xem xét, chấp nhận đơn xin thôi làm đại biểu Quốc hội khóa XIV của bà Phan Thị Mỹ Thanh theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 38, Luật Tổ chức Quốc hội: Đại biểu Quốc hội có thể xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội vì lý do sức khỏe hoặc lý do khác, việc chấp nhận đại biểu Quốc hội xin thôi làm nhiệm vụ do Quốc hội quyết định. Trong thời gian Quốc hội không họp thì do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định và báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Tại phiên họp thứ 24 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, căn cứ vào văn bản của Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua nghị quyết cho bà Phan Thị Mỹ Thanh thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XIV, kể từ ngày 14-5-2018.

Cũng tại phiên họp chiều nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo về việc thực hiện theo quy định của pháp luật đối với ông Đinh La Thăng, đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Thanh Hóa và ông Nguyễn Quốc Khánh, đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Quảng Nam.

Văn phòng Quốc hội cho biết: Theo đề nghị của Viện trưởng Kiểm sát nhân dân tối cao, ngày 8-12-2017, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có Nghị quyết số 456/NQ-UBTVQH14 và Nghị quyết số 457/NQ-UBTVQH14 về việc khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét và tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội đối với ông Đinh La Thăng và ông Nguyễn Quốc Khánh để các cơ quan bảo vệ pháp luật tiến hành thủ tục tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật.

Ngày 22-1-2018, tại Bản án hình sự số 33/2018/HS-ST, Tòa án nhân dân TP Hà Nội tuyên án sơ thẩm đối với ông Đinh La Thăng và ông Nguyễn Quốc Khánh trong vụ án "Đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2”. Ngoài ra, ngày 29-3-2018, tại Bản án sơ thẩm số 110/2018/HS-ST, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã tuyên phạt ông Đinh La Thăng trong vụ án PVN góp vốn 800 tỷ vào Ocean Bank. Sau đó hai ông đã có đơn kháng cáo nên hiện Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đang xét xử theo trình tự phúc thẩm.

Căn cứ theo quy định tại khoản 2, Điều 355, Bộ luật Tố tụng hình sự: "Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án” và theo khoản 2, Điều 39, Luật Tổ chức Quốc hội: "Đại biểu Quốc hội bị kết tội bằng bản án, quyết định của tòa án, đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội, kể từ ngày bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật”, ông Đinh La Thăng và ông Nguyễn Quốc Khánh đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội kể từ ngày Hội đồng xét xử phúc thẩm tuyên có tội.

Ngày 15-5, theo dự kiến chương trình làm việc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành thảo luận, cho ý kiến về báo cáo giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ tư của Quốc hội; về dự thảo báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp thứ năm của Quốc hội.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng bảo hiểm xã hội năm 2017; xem xét báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 1083/2015/UBTVQH13 về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2016-2018, việc ngân sách Nhà nước chuyển kinh phí vào Quỹ bảo hiểm xã hội và xem xét, quyết định mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2019-2021.

Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định thành lập Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

                                      Theo Nhandan   

Các tin khác


Bà Phan Thị Mỹ Thanh thực hiện không đúng chức trách, nhiệm vụ

Thanh tra Chính phủ đã chỉ rõ để xảy ra nhiều sai phạm trong dự án Khu dân cư thương mại dịch vụ tại xã Phước Tân có liên quan tới trách nhiệm của bà Phan Thị Mỹ Thanh.

“Tướng tình báo mà cố ý làm lộ bí mật Nhà nước là không thể chấp nhận“

Về việc ông Phan Hữu Tuấn bị khởi tố, Thiếu tướng Phan Khắc Hải cho rằng:"Tướng tình báo mà làm lộ bí mật nhà nước là không thể chấp nhận được”.

Khởi tố 2 cựu Chủ tịch TP Đà Nẵng: Quyết tâm chống tham nhũng đến cùng

Việc khởi tố 2 cựu Chủ tịch TP Đà Nẵng chứng tỏ quyết tâm chống tham nhũng đến cùng và không có khái niệm hạ cánh an toàn.

Kỷ luật cảnh cáo Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Đắk Lắk Trần Quốc Cường

Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật ông Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk bằng hình thức cảnh cáo.

Điều chuyển phó bí thư Thành ủy Đồng Hới vì vợ, con thăng tiến nhanh

Ông Hà Quốc Phong, phó bí thư Thành ủy Đồng Hới, vừa bị điều chuyển làm phó giám đốc Sở Văn hóa - thể thao tỉnh Quảng Bình sau khi có dư luận không hay về việc vợ và con trai thăng tiến quá nhanh.

Xác minh việc nhiều người thân Bí thư huyện ủy làm "quan"

Trước thông tin Bí thư huyện ủy Quảng Trạch có nhiều người thân làm lãnh đạo tại các cơ quan, đơn vị trong huyện, ông Hoàng Đăng Quang, bí thư tỉnh ủy Quảng Bình đã yêu cầu xác minh cụ thể từng trường hợp

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục