Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, cần tiếp tục kiểm soát, điều tra xác minh những người giàu bất thường, có tài sản bất minh; rà soát và dẹp "sân sau”.


"Để xảy ra tham nhũng, đáng lẽ người đứng đầu phải từ chức”

Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018 cho biết, từ đầu năm đến nay có 29 người đứng đầu bị xử lý hoặc đang được xem xét để xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng, trong đó 5 người bị xử lý hình sự, 21 người đã bị xử lý kỷ luật, 3 người đang thực hiện quy trình xử lý kỷ luật. Tại phiên họp toàn thể của Uỷ ban Tư pháp chiều 5/9 thẩm tra báo cáo của Chính phủ, còn nhiều ý kiến băn khoăn về vấn đề này.


Đại biểu Vũ Trọng Kim: Người đứng đầu không quản được cấp dưới thì nên từ chức.

Có ý kiến đặt vấn đề,ngoài 29 người này, còn bao nhiêu trường hợp nữa để xảy ra tham nhũng, đã bị xử lý hành chính hoặc hình sự nhưng người đứng đầu không bị xử lý? Có phải do người đứng đầu các địa phương cơ quan đơn vị này đã làm tốt công tác phòng ngừa tham nhũng nhưng vẫn để xảy ra, tức là nó nằm ngoài trách nhiệm nên mới không bị xử lý?

Đại biểu Vũ Trọng Kim thì nêu quan điểm, trách nhiệm người đứng đầu trong quản lý, quan trọng là quản lý cán bộ dưới quyền. Quản lý không được thì phải chịu trách nhiệm. Đúng ra, anh phải tự nguyện phải từ chức mới đúng vì cơ quan anh sinh ra quá nhiều vấn đề phức tạp, phiền toái cho nhân dân.

"Phải từ chức đi chứ, nhưng lại không từ chức” – ông Vũ Trọng Kim đặt vấn đề, đồng thời cho rằng không thấy rõ ràng biện pháp nào hành chính, biện pháp nào hình sự, biện pháp nào kinh tế và việc xử lý còn quá nhẹ nên cần có biện pháp mạnh mẽ hơn.

"Người đứng đầu thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, chưa nói đến đồng phạm. Bởi vì còn né tránh vì danh dự này, danh dự kia”, ông Vũ Trọng Kim nói.

Bỏ tiền ra "chạy" thì khó trong sạch

Bày tỏ quan tâm đến công tác cán bộ, đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng, các khâu bổ nhiệm, tuyển dụng, đề bạt, khen thưởng... chạy vào ngành nọ ngành kia ai cũng biết. Và đã bỏ tiền ra "chạy” thì khó mà trong sạch vì "phải tìm cách thu hồi lại vốn".

Vị đại biểu đoàn TPHCM đề nghị cơ quan chức năng rà soát, siết lại hết xem khâu tuyển dụng, bổ nhiệm thế nào vì vừa qua công tác này có biểu hiện tiêu cực, tham nhũng.


Đại biểu Trương Trọng Nghĩa:Cần tiếp tục kiểm soát, điều tra xác minh những người giàu bất thường, có tài sản bất minh nhưng chưa bị phát hiện

Theo ông Nghĩa, có người sẵn sàng đóng vai trò tích cực làm chức vụ này, chức vụ kia và làm dự án hàng nghìn tỉ đồng gây thất thoát lớn rồi trốn. Như Vũ Đình Duy là điển hình vào, đi lên rất nhanh, được giao bao nhiêu dự án mà giờ thành vụ án chúng ta đang xử.

Ông Trương Trọng Nghĩa nêu ý kiến cho rằng, nếu thực sự muốn chống tham nhũng, cần tiếp tục kiểm soát, điều tra xác minh những người giàu bất thường, có tài sản bất minh nhưng chưa bị phát hiện, trong đó chú ý những công ty tư nhân "sân sau” và làm trung gian như nhà thầu. Bởi, theo ông, có vụ đại án được xét xử và người dân hoan nghênh nhưng không thấy tham nhũng bao nhiêu, dù thiệt hại mấy chục nghìn tỷ mà chỉ thấy thiếu trách nhiệm, sai quy trình.

Cũng đề cập đến "sân sau”, "lợi ích nhóm”, ông Nguyễn Bá Sơn, Phó đoàn chuyên trách đoàn ĐBQH Đà Nẵng cho rằng: "Không chỉ 1 mà là vài ba sân sau. Chúng ta có thống kê bao nhiêu và có thái độ như thế nào với vấn đề này? Cái này không khó nếu theo dõi dòng vốn di chuyển.

Đề cập hiện tượng tham nhũng đất đai, ông Nguyễn Bá Sơn nhấn mạnh, đất đai tài sản toàn dân, mang giao cho 1 cá nhân, chủ thểnàođó, vốn là loại đất khác chứ không phải đất chia lô bán nền, sau đó chuyển đổi và lập tức bán ra giá trên trời. Nguồn lực nhà nước bị xâm hại chỗ này rất lớn. Do đó, ông đề nghị có đánh giá, nhận diện tham nhũng đất đai vì có vẻ như đang "đúng quy trình” chứ không phải vi phạm pháp luật./.

Làm rõ vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm về vụ Phan Văn Anh Vũ (tức "Vũ nhôm”), Thượng tướng Lê Quý Vương – Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, ngoài tội Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước đã được xử lý, bị can còn bị khởi tố về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản và Vi phạm quy định về quản lý đất đai, quản lý công sản.

"Sai phạm của Phan Văn Anh Vũ có liên quan gì đến địa phương không? Câu hỏi đặt ra là ai tiếp tay? Ở đây có sự vi phạm của chính quyền địa phương nên đã khởi tố hai ông nguyên Chủ tịch TP Đà Nẵng... Ai là người giúp Phan Văn Anh Vũ lấy được 31 nhà công sản và hàng chục dự án, bây giờ đang làm”, Thượng tướng Lê Quý Vương thông tin.


Theo VOV

Các tin khác


Điều động, bổ nhiệm chức danh tư pháp với 8 tướng công an

Thực hiện Nghị định 01 của Chính phủ về việc sắp xếp, tinh gọn lại bộ máy ngành công an, Bộ trưởng Bộ Công an bổ nhiệm chức danh Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra đối với đồng chí Thượng tướng Bùi Văn Nam - Thứ trưởng Bộ Công an...

Bộ Công an bổ nhiệm hai thứ trưởng giữ chức danh thủ trưởng cơ quan điều tra

Ngày 10-8, Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Công an ký ban hành các Quyết định bổ nhiệm chức danh tư pháp Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an và Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.

Ông Bùi Văn Thành bị cách chức Thứ trưởng Bộ Công an

Ông Bùi Văn Thành vừa chính thức bị Thủ tướng ký quyết định cách chức Thứ trưởng Bộ Công an vào hôm nay, 8.8.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật ba cán bộ cao cấp

Ngày 28-7, Văn phòng Trung ương Đảng có Công văn số 7279-CV/VPTW gửi các cơ quan báo chí về việc công bố tin Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định kỷ luật cán bộ cao cấp của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam.

Đề nghị thi hành kỷ luật Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Thành

Ngày 27/7, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ra thông báo về Kỳ họp 28.

Chủ tịch nước tạm đình chỉ công tác của Bộ trưởng Trương Minh Tuấn

Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đại Quang vừa ký Quyết định số 1261/QĐ-CTN ngày 23/7/2018 về việc tạm đình chỉ công tác Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đối với ông Trương Minh Tuấn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục