Chiều 30-12, Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang thông báo kết quả kiểm tra, xử lý đối với các cán bộ, đảng viên thuộc diện Ban thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang quản lý liên quan sai phạm trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.
Phiên tòa xét xử các bị cáo lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ liên quan đến kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại tỉnh Hà Giang - Ảnh: N.V.HẢI
Theo đó, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với bà Chúng Thị Chiên - ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, phó chủ tịch thường trực HĐND tỉnh Hà Giang, bà Vương Ngọc Hà - ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV, đơn vị tỉnh Hà Giang.
Lý do kỷ luật là hai người này đã vi phạm quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp khi để người thân có hành vi tác động đến cán bộ thực hiện nhiệm vụ trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.
Ngoài 2 trường hợp trên, Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang cũng thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với 8 cán bộ khác do đã vi phạm các quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp.
Trong đó có bà Lại Thị Hương - bí thư Đảng ủy, giám đốc Sở Tư pháp, ông Nguyễn Ngọc Châu - phó chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, ông Đỗ Tiến Dũng - phó giám đốc Công an tỉnh, ông Lương Tiến Dũng - phó bí thư Huyện ủy Bắc Quang, Phạm Thị Hà - phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (vợ ông Triệu Tài Vinh, nguyên bí thư Tỉnh ủy Hà Giang), ông Nguyễn Ngọc Linh - chánh Thanh tra Công an tỉnh, bà Đặng Thị Phượng - phó chủ tịch thường trực UBND huyện Vị Xuyên, ông Nguyễn Minh Tuấn - trưởng Ban tổ chức - nội vụ Thành ủy thành phố Hà Giang.
Đối với hai cán bộ, đảng viên bị xét xử trong vụ án "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" là ông Phạm Văn Khuông và bà Triệu Thị Chính, thời điểm xảy ra vụ án là hai phó giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo Hà Giang, Ban thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang xác định đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý; thiếu kiểm tra, giám sát, vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của nhà nước trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 tại Hà Giang.
Vi phạm của hai cán bộ này gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm ảnh hưởng uy tín của tổ chức Đảng, của ngành giáo dục địa phương, gây bức xúc trong xã hội. Vì vậy, Ban thường vụ Tỉnh ủy quyết định kỷ luật ông Khuông, bà Chính bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng.
Trước đó, vào tháng 10-2019, Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang cho biết có 151 cán bộ, đảng viên có liên quan đến sai phạm trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, trong đó có 3 trường hợp bị khai trừ Đảng; 42 trường hợp bị khiển trách và 29 trường hợp bị nghiêm túc rút kinh nghiệm.
Có hai trường hợp đã được kiểm tra, xử lý là ông Trần Đức Quý - phó chủ tịch UBND tỉnh và ông Vũ Văn Sử - nguyên giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Hà Giang. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã thi hành kỷ luật hai ông này bằng hình thức cảnh cáo.
Ngày 5-11, Ban Bí thư đã họp, đánh giá vi phạm của ông Vũ Văn Sử gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, chính quyền địa phương, ngành giáo dục và đào tạo, gây bức xúc dư luận xã hội, vì vậy quyết định thi hành kỷ luật ông Vũ Văn Sử bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng.
Theo Tuoitre
(HBĐT) - Nhằm phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội; phát huy vai trò của Nhân dân và các phương tiện thông tin đại chúng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022 – 2023.
(HBĐT) - Thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Tân Lạc luôn coi trọng công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí (TNLP), kịp thời phòng ngừa, xử lý hành vi vi phạm, góp phần thực hiện các mục tiêu KT-XH, củng cố lòng tin của nhân dân, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Đông đảo bạn đọc tiếp tục bày tỏ niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cho rằng vấn đề căn cơ trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là phòng ngừa từ xa, từ sớm.
"Những cán bộ có tín nhiệm thấp phải kịp thời xem xét đưa ra khỏi quy hoạch, cho từ chức, miễn nhiệm hoặc bố trí công tác khác thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm”. Đây là một trong những điểm nhấn trong Quy định số Số 96-QĐ/TW về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị vừa được Ban Chấp hành Trung ương ban hành.
(HBĐT) - Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo (BCĐ) phòng chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN,TC) tỉnh tại phiên họp thứ 2 của BCĐ diễn ra chiều 2/2. Dự họp có đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và thành viên BCĐ.
Phát biểu tại Lễ ra mắt cuốn sách của Tổng Bí thư, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư nêu rõ: Cuốn sách cho thấy sự nhất quán giữa nói và làm; sự kiên trì đấu tranh không ngừng nghỉ; sự thống nhất giữa những nung nấu nhiều năm và hành động quyết liệt trong đấu tranh với tham nhũng, tiêu cực của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để xây dựng, chỉnh đốn Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, (từ năm 1973, đã phê phán việc móc ngoặc, lãng phí).