(HBĐT) - Ấn tượng của chúng tôi về đại tá Bùi Văn Hùng, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chính uỷ Bộ CHQS tỉnh không phải một người có tác phong quân nhân mẫu mực mà ấn tượng sâu đậm nhất chính là "chất lính” luôn sâu sát, đặt tính hiệu quả trong công việc lên trên hết của anh.


Thay mặt cán bộ, chiến sĩ LLVT tỉnh, đại tá Bùi Văn Hùng thăm hỏi, động viên mẹ Việt Nam Anh hùng Bùi Thị Rảo ở xóm Lựng, xã Cuối Hạ (Kim Bôi).

Trò chuyện với chúng tôi, anh chia sẻ: Ngay từ khi triển khai thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị và các chỉ thị, nghị quyết của Quân uỷ T.ư về "đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, toàn thể CB, CS LLVT tỉnh luôn nhận thức sâu sắc về ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của việc học tập và làm theo Bác. Từ quan điểm chỉ đạo của các cấp, Đảng uỷ - Chỉ huy Bộ CHQS tỉnh đã cụ thể hoá việc "làm theo” bằng nhiều hành động thiết thực, cụ thể và có hiệu quả, sức lan toả cao. Trong đó, đáng kể nhất là việc phát động các phong trào "học tập” và "làm theo” Bác trong công việc cũng như trong cuộc sống hàng ngày để tự rèn luyện bản thân, hướng đến những giá trị đạo đức tốt đẹp từ phong cách sống đến phong cách làm việc của mỗi CB, CS. Từ những nhận thức đúng đắn đó, đến nay, 100% CB, CS LLVT tỉnh luôn có ý thức tự học tập và "làm theo” Bác bằng những việc làm, hành động cụ thể, thiết thực với phương châm "mỗi tuần học Bác một lời dạy”.

Với đại tá Bùi Văn Hùng cũng vậy, trên cương vị chỉ huy, anh luôn gương mẫu "nói đi đôi với làm”. Cũng như CB, CS LLVT tỉnh, mỗi tuần anh phấn đấu "học Bác một lời dạy”. Từ đó, thấy rõ được vai trò, trách nhiệm lớn lao trước anh em, đồng chí, đồng đội. Do vậy, trong bất cứ công việc nào, nhiệm vụ gì, trước tiên anh đều nghĩ đến đồng chí, đồng đội. Chẳng thế mà trong nhiều năm qua, trên cương vị của mình, anh thường xuyên gần gũi với anh em, sâu sát cơ sở, nắm chắc tình hình tư tưởng và hoàn cảnh của từng CB, CS trong đơn vị. Từ đó có những đề xuất phù hợp nhằm giúp CB, CS có hoàn cảnh khó khăn ổn định cuộc sống; tạo điều kiện giúp CB, CS yên tâm công tác. Điều đó được thể hiện bằng việc hàng năm, từ nguồn vận động quyên góp ủng hộ của CB, CS LLVT tỉnh và nguồn kinh phí hỗ trợ từ Quân khu, Bộ CHQS tỉnh đã hỗ trợ xây dựng được nhiều nhà tình nghĩa, nhà đồng đội tặng các gia đình chính sách, gia đình CB, CS có hoàn cảnh khó khăn...

Không chỉ có vậy, từ thực tế những chuyến công tác đến với đồng bào vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn trên địa bàn tỉnh, đại tá Bùi Văn Hùng luôn trăn trở làm thế nào để có thể giúp đỡ được nhiều hơn hoàn cảnh khó khăn. Chính từ những suy nghĩ, trăn trở đó, đại tá Bùi Văn Hùng đã đề xuất với Đảng uỷ - Bộ CHQS tỉnh phát động phong trào "Đồng hành cùng em đến trường”. Anh kể: ý tưởng này được xuất phát từ lần anh đến nhà người thân ở xóm Tân Lập, xã Dân Chủ (TP Hòa Bình) chơi. Tại đây, anh được nghe kể về hoàn cảnh của cháu Nguyễn Thanh Trưởng. Đó là cậu bé hiếu học, nhưng hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên đang có ý định bỏ học. Cảm động trước ý chí, nghị lực vươn lên của cậu bé, anh đã trích một phần lương của mình mua tặng cậu bé chiếc xe đạp. Chính món quà này đã trở thành động lực để Nguyễn Thanh Trưởng tiếp tục đến trường, vươn lên thực hiện ước mơ con chữ của mình. Đến bây giờ, khi đã là sinh viên năm thứ nhất đại học Nông nghiệp Hà Nội nhưng chiếc xe đạp vẫn là người bạn gắn bó, đồng hành cùng em trên những nẻo đường xa.

Từ việc làm nhỏ nhưng đầy ý nghĩa, thấm đượm tình người đã khơi lên cho đại tá Bùi Văn Hùng ý tưởng về một phong trào đồng hành cùng các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tạo động lực giúp các em tiếp tục cắp sách đến trường. ý tưởng đó, anh đã đề xuất với Đảng uỷ - Bộ CHQS tỉnh tiếp tục nhân rộng, trở thành phong trào rộng khắp trong LLVT tỉnh. Ban đầu là 5 chiếc xe đạp của CB, CS phòng Chính trị - Bộ CHQS tỉnh trao tặng học sinh có hoàn cảnh khó khăn xã Dân Chủ trong năm học 2015 - 2016. Đến nay từ phong trào đã có hơn 800 chiếc xe đạp cùng nhiều đồ dùng học tập được các cơ quan, đơn vị, LLVT tỉnh trao tặng đến học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học tốt. Đáng nói hơn, phong trào này có sức lan toả mạnh mẽ trong toàn xã hội. Nhiều cơ quan, đơn vị, các tổ chức, cá nhân đã vận động, quyên góp ủng hộ và trao tặng hàng trăm chiếc xe đạp cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Không dừng lại ở phong trào "Đồng hành cùng các em đến trường”, từ những lần thâm nhập, nắm bắt tình hình đời sống nhân dân tại cơ sở, được gặp, trò chuyện với nhiều hoàn cảnh khó khăn, đại tá Bùi Văn Hùng đã nêu ý tưởng, đề xuất với Đảng uỷ - Bộ CHQS tỉnh cụ thể hoá các văn bản chỉ đạo của các cấp về phong trào chung tay giúp đỡ người nghèo; phát động phong trào thi đua "LLVT tỉnh chung tay vì người nghèo”.

Không chỉ là phong trào "Đồng hành cùng các em đến trường”, không chỉ là phong trào "Quân đội chung tay vì người nghèo”... với đại tá Bùi Văn Hùng còn là trăn trở với suy nghĩ, cách làm để nâng cao chất lượng đội ngũ CB, ĐV; xây dựng, gìn giữ và làm cho hình ảnh "bộ đội Cụ Hồ” luôn toả sáng trong lòng nhân dân. Điều đó, đã được anh và tập thể Đảng uỷ - Chỉ huy đơn vị xây dựng, cụ thể hoá bằng việc đẩy mạnh "làm theo” tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả. Trong đó, Bộ CHQS tỉnh đã xây dựng, tiếp tục duy trì và nhân rộng các mô hình "làm theo” Bác tạo được sức lan tỏa rộng lớn, đi vào cuộc sống như mô hình xây dựng "Làng, bản văn hoá - quốc phòng” ở địa bàn đặc biệt khó khăn trong khu vực phòng thủ gắn với phong trào "Quân đội chung sức xây dựng NTM”; mô hình "5 quản, 3 giữ”; "Hòm tiết kiệm quyên góp ủng hộ người nghèo”; "Góc học tập 100 đồng”; "Đỡ đầu học sinh nghèo vượt khó”; "Tự soi, tự sửa”; "Mỗi tuần học tập một lời Bác Hồ dạy”... Đáng nói, ở mô hình nào, phong trào nào, cùng với tập thể Đảng uỷ - Chỉ huy đơn vị, đại tá Bùi Văn Hùng luôn đóng vai trò là một trong những nhân tố tích cực, đi đầu.


Mạnh Hùng


Các tin khác


Nêu gương trong xóa đói - giảm nghèo

(HBĐT) - Trong những năm qua, thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, nhiều hội viên NCT trên địa bàn xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) đã phát huy kinh nghiệm, vốn sống, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tham gia giúp gia đình, con cháu xóa đói - giảm nghèo. Nhiều NCT đã trở thành chủ trang trại, cơ sở sản xuất có quy mô, sức ảnh hưởng tới sự phát triển KT-XH của địa phương.

Tiếp tục nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong tình hình mới

(HBĐT) - Thực hiện Kết luận số 18-KL/TW của Ban Bí thư T.ư Đảng về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 10 của Ban Bí thư khóa X "về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ” trong tình hình mới, BTV Tỉnh ủy vừa ban hành Kế hoạch số 121 về việc thực hiện Kết luận số 18 của Ban Bí thư T.ư Đảng.

Nhiều năm dẫn đầu ngành kiểm tra Đảng tỉnh

(HBĐT) - Từ năm 2002 đến nay, UBKT Huyện ủy Yên Thủy liên tục được cấp trên ghi nhận, tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhì, hạng ba; bằng khen, cờ thi đua của UBND tỉnh về thành tích trong công tác kiểm tra, giám sát (KTGS) và thi hành kỷ luật Đảng. Có nhiều nguyên nhân để đạt được thành tích, trong đó 2 nguyên nhân quan trọng đó là: UBKT huyện Yên Thủy chủ trương "Kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm; giám sát mở rộng” và phân công thành viên UBKT Huyện ủy theo dõi địa bàn, lĩnh vực công tác, tăng cường thực hiện nhiệm vụ giám sát thường xuyên để nắm vững tình hình tổ chức Đảng và đảng viên.

Xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu quả theo tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh

(HBĐT) - Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là anh hùng giải phóng dân tộc mà còn là nhà kiến tạo vĩ đại. Ngay sau Cách mạng Tháng Tám, Người tuyên bố: "Công việc phá hoại xong rồi. Nay bước đầu công việc dọn dẹp, sắp đặt, giữ gìn, kiến thiết” và việc đầu tiên phải kiến thiết là xây dựng một Nhà nước của dân, do dân, vì dân, một nền hành chính phục vụ nhân dân. Điều cần nói là, ngay từ khi bắt tay vào việc tạo dựng chính thể mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hướng tới mô hình chính quyền tinh gọn, hiệu quả và việc chấn chỉnh biên chế đã được Người sớm đặt ra.

Đảng bộ huyện Kim Bôi kết nạp 193 quần chúng ưu tú vào Đảng

(HBĐT) - Năm 2017, Đảng bộ huyện Kim Bôi đã kết nạp được 193 quần chúng ưu tú vào Đảng, trong đó, đảng viên mới kết nạp là người dân tộc thiểu số 160 đồng chí, chiếm 83%; có trình độ văn hóa THPT 181 đồng chí, chiếm 94%; có trình độ chuyên môn trung cấp 40 đồng chí, chiếm 20,7%; trình độ cao đẳng, đại học trở lên 98 đồng chí, chiếm 51%. Tổng số đảng viên của Đảng bộ huyện đến thời điểm hiện nay là 6.207 đồng chí.

Đổi thay sau chặng đường 70 năm

(HBĐT) - Chặng đường 70 năm (1947 - 2017) từ khi chi bộ Đảng Hiền Lương được thành lập, đến nay, niềm tự hào về truyền thống cách mạng vẫn sống mãi trong lòng CB,ĐV và nhân dân của mảnh đất chiến khu anh hùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục