Huyện tuyên truyền với nhiều hình thức như sân khấu hóa, khẩu hiệu; duy trì chuyên mục học tập trên hệ thống truyền thanh, truyền hình; gương người tốt, việc tốt. Gắn việc học tập với phong trào từng ngành như phong trào "đồng hành cùng em đến trường” của BCH Quân sự huyện; "hỗ trợ nông dân nghèo vay vốn phát triển kinh tế” của Hội Nông dân; "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” của ngành Giáo dục;...
Huyện xác định khâu đột phá là phải chuyển biến rõ nét về công tác cán bộ năm 2018 với chủ đề "Nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu của người đứng đầu; thực hiện tốt đạo đức công vụ; xây dựng hình ảnh người cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức tận tụy, liêm khiết, gần dân, trọng dân, hết lòng phục vụ nhân dân”. Năm 2019 với chủ đề học tập "Xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống nhân dân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, trong đó, tập trung hai nội dung lớn là tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác về tôn trọng nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống nhân dân; chủ trương của Đảng, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống nhân dân trong giai đoạn hiện nay.
Ông Ngô Đức Doanh (bên trái), hội viên chi hội CCB xóm Tân Phong, xã Mãn Đức (Tân Lạc) tiên phong chuyển đổi hơn 6.400 m2 vườn nhà sang trồng bưởi đỏ và vận động người dân trong xóm chuyển đổi được hơn 80 ha diện tích bưởi đỏ cho thu nhập ổn định.
Đồng chí Bùi Thị Thương, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Tân Lạc cho biết: "Mỗi CB, ĐV, nhất là người đứng đầu nêu cao trách nhiệm, tự giác, chấp hành kỷ luật; tiết kiệm, công khai, minh bạch trong quản lý ngân sách. 100% xã, thị trấn thực hiện tốt cơ chế "một cửa”, giải quyết kịp thờiđơn thư, khiếu nại của công dân, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân. Huyện chú trọng chăm lo, hỗ trợ người dân phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có, nâng cao đời sống nhân dân”. Hiện, toàn huyện đãchuyển đổi 2.897 ha đất kém hiệu quả sang trồng cây có giá trị kinh tế cao; cải tạo 444,6 ha vườn tạp thành vườn chuyên canh. Hình thành các vùng sản xuất tập trung như cây quýt, su su, tỏi tại các xã vùng cao với diện tích 150 ha; cây mía, dược liệu tại các xã vùng thượng 1.200 ha;hơn 991 ha trồng bưởi tại các xã vùng thấp. Đặc biệt, sản phẩm su su,bưởi đỏ Tân Lạc, quýt Nam Sơn được công nhận nhãn hiệu hàng hóa tập thể. Năm 2018, tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp nămđạt trên 1.800 tỷ đồng, chiếm 33,6% trong cơ cấu kinh tế. Bên cạnh đó, huyện phát triển nhiều loại hình du lịch sinh thái, cộng đồng, tâm linh, nghỉ dưỡng tại các xã Quyết Chiến, Phong Phú, Ngòi Hoa,… nâng tổng thu nhập từ du lịch ước đạt 30 tỷ đồng.
Cụ thể hoá Chỉ thị số 05 qua các mô hình, điển hình học tập
Việc học tập Chỉ thị được huyện cụ thể hóa qua từng mô hình, điển hình tiên tiến. Nhiều phong trào, mô hình hiệu quả được nhân rộng như phong trào"đoạn đường phụ nữ tự quản” của Hội LHPN huyện; mô hình "Vì đồng đội” của Hội CCB; "Quỹ hỗ trợ thanh niên lập nghiệp” của Đoàn TN; "Người cán bộ công tác Đảng, đoàn thể nắm chắc chuyên môn, nghiệp vụ; làm theo phong cách Hồ Chí Minh” của Đảng bộ Cơ quan Đảng, đoàn thể;...
Tại các xã, thị trấn, việc thực hiện mô hình học tập đã trở thành nhiệm vụ xuyên suốt. Đồng chí Bùi Minh Tuyến, Chủ tịch Hội LHPN xã Tuân Lộ cho biết: "Hội đã tuyên truyền12 cuộc với chủ đề học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ thu hút trên 8.000 lượt người. Gắn việc học tậpvới nhiệm vụ chuyên môn qua các phong trào, cuộc vận động, xây dựng nhiều mô hình học tập hiệu quả ở các chi hội. Đưa việc học tập làm một trong những tiêu chí đánh giá thi đua hàng năm”. Cụ thể, với mô hình "nuôi lợn nhựa tiết kiệm” ở 100% chi hội, đã tiết kiệm được tổng số từ 30 - 40 triệu đồng/năm. Mô hình "Góp vốn xoay vòng làm nhà tiêu hợp vệ sinh”, các hội viên tự nguyện đóng góp từ 200.000 - 500.000 đồng/tháng và ưu tiên hỗ trợ các gia đình khó khăn xây dựng nhà tiêu trước; hộ nào đã có nhà tiêu thì chuyển sang mua cây, con giống. Theo đó, xã nâng tổng số nhà tiêu lên 536 hộ (chiếm gần 90%)...
Gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05, hội viên Hội LHPN xã Tuân Lộ (Tân Lạc) tích cực xây dựng mô hình "Đoạn đường hoa" làm sạch, đẹp đường làng, ngõ xóm.
Ông Ngô Đức Doanh, hội viên Chi hội CCB xóm Tân Phong, xã Mãn Đức là cá nhân tiêu biểu thực hiện Chỉ thị số 05 với lối sống giản dị, cần cù, chịu khó của một bộ đội Cụ Hồ. Trong vai trò đảng viên với 40 năm tuổi Đảng, ông luôn gương mẫu thực hiện các phong trào, nhất là phát triển cây có múi tại địa phương.Ông tiên phong chuyển đổi hơn 6.400 m2 vườn nhà sang trồng bưởi đỏ. Từ kinh nghiệm bản thân, ông Doanh đã hỗ trợ, giúp đỡ người dân trong xóm chuyển đổi được hơn 80 ha bưởi đỏ, góp phần khẳng định thương hiệu cây trồng chủ lực của huyện, nâng cao thu nhập cho người dân.Ông cũng tích cực tham gia vận động nhân dân hiến đất, đóng góp tiền mặt, ngày công góp phần cứng hóa 100% đường giao thông xóm....
Qua thực hiện Chỉ thị số 05,toàn huyện xuất hiện54 tập thể, 113 cá nhân, tiêu biểu như: Tập thể Đảng bộ xã Địch Giáo; HTX sản xuất, chế biến bưởi đỏ;... Các cá nhân như Bùi Văn Thỉm, xã Thanh Hối; Nguyễn Thị Viên,xã Mãn Đức; Bùi Văn Tân,xã Tuân Lộ,...Hiện, thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt 38 triệu đồng/năm. 25 trường đạt chuẩn quốc gia. 4/23 xã đạt chuẩn NTM. Tỷ lệgia đình văn hóa duy trì 77,5%.Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 19%. Lĩnh vực xây dựng Đảng, có 94% cơ sở đạt TS-VM và hoàn thành tốt nhiệm vụ; 88,87% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên. Huyện đã sáp nhập và giảm từ 239 xuống còn 159 xóm, khu dân cư… Những con số biết nói cho thấy sự đồng thuận cao từ phía nhân dân, là minh chứng rõ nét về kết quả học tập Chỉ thị số 05 tại địa phương.
Thanh Sơn