(HBĐT) - Trường THPT Đà Bắc là một trong những điển hình thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của huyện Đà Bắc. Đối với học sinh, nhiều giáo viên ở đây vừa là thầy cô, vừa như người cha, người mẹ thứ hai.


Giáo viên Trường THPT Đà Bắc thường xuyên hỏi thăm, chia sẻ với học sinh của trường.

Những người mẹ thứ hai

Gia đình thuộc hộ nghèo, bố mất sớm, em Đặng Thúy Quỳnh, học sinh dân tộc Dao ở xóm Sưng, xã Cao Sơn nhiều lúc tưởng chừng phải bỏ dở việc học. Em bộc bạch: Nếu không có sự động viên, giúp đỡ về tinh thần, vật chất của các cô, em đã không theo học đến lớp 12A2 như bây giờ.

Xúc động khi có học sinh gọi là mẹ, cô Trần Thị Thanh Hoài chia sẻ: Tôi đăng ký nhận việc không dễ là "chuyển hóa” những học sinh cá biệt, yếu kém. Ở lứa tuổi THPT, nhận thức, hiểu biết của các em chưa đầy đủ, nhiều em nhà xa phải thuê trọ nên có em lơ là việc học, ngấp nghé sa chân vào tệ nạn xã hội. Để các em tin tưởng và chia sẻ, tôi ân cần tìm hiểu với trách nhiệm, sự tâm huyết. Rồi các em cũng cảm nhận và mở lòng tâm sự. Bao suy nghĩ, việc làm non nớt của tuổi học trò được bày tỏ và tôi đã phân tích, khuyên nhủ, "cảm hóa” các em, ngăn chặn kịp thời việc sa chân vào tệ nạn. Từ học sinh yếu, trung bình có em đã vươn lên đạt học sinh tiên tiến, hạnh kiểm tốt.

Học sinh nhà cách trường 20 - 30 km đường núi là phổ biến, có những em ở xã Suối Nánh, Tân Pheo, Tiền Phong... cách trường 50 - 90 km. Đường xa trắc trở, kinh tế khó khăn, bước đường học hành của không ít em cũng gập ghềnh như con đường mòn dẫn lên đỉnh núi. Năm học 2018 - 2019, trường có 687 học sinh tại 18 lớp, trong đó 529 học sinh người dân tộc thiểu số, 312 học sinh thuộc hộ nghèo.

Cô Nguyễn Thị Thúy, Hiệu trưởng Trường THPT Đà Bắc cho biết: Trường có 50 cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong đó 32 đảng viên. Chi bộ đã lãnh đạo triển khai nghiêm túc việc thực hiện Chỉ thị. Gắn việc thực hiện với CVĐ "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo”, "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và các phong trào khác. Thực hiện lời dạy của Bác: "Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”, chi bộ đặc biệt quan tâm đến việc lấy tấm gương các anh hùng liệt sĩ, người tốt, việc tốt để tuyên truyền, giáo dục cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh. Những đồng chí đứng đầu cấp ủy, ban giám hiệu và đảng viên nêu gương trong học tập và làm theo Bác. Đó là tác phong công tác gần gũi, thân thiện, sâu sát, "nói đi đôi với làm”, "nói ít, làm nhiều”, "làm tốt nhiều hơn nói”… Điều này được quần chúng và học sinh, phụ huynh đồng tình ủng hộ.

Trường tạo thuận lợi nhất cho cán bộ, nhân viên học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn. Động viên, khuyến khích cán bộ tích cực trong công tác, giảng dạy, rèn luyện trong môi trường an toàn, thân thiện, đi kèm với quy chế dân chủ, khen thưởng, kỷ luật nghiêm. Trường đã phát động các phong trào thi đua thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả công tác, phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng gương điển hình trong các lĩnh vực. Cụ thể như mỗi đảng viên tự xây dựng kế hoạch học tập và làm theo Bác gắn với vị trí việc làm, nhiệm vụ chuyên môn. Phát động phong trào " Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn”, 100% đảng viên đăng ký làm ít nhất 1 việc có ý nghĩa trong năm học.

Nhiều việc làm thiết thực, ý nghĩa

Cô giáo Nguyễn Thị Thúy, Hiệu trưởng nhà trường tiên phong trong nhận nuôi dưỡng, giáo dục học sinh tại nhà với học sinh nghèo. Cô đã nuôi dưỡng, giáo dục tại nhà 7 học sinh, mỗi em đều trọn vẹn 3 năm học. Các em đều ở xa, lẽ ra phải đi thuê trọ. Gần một năm học qua đi, Bùi Thị Nhung, học sinh lớp 10A4 ở xã Tiền Phong hiện đang ở nhà cô là người cảm nhận rõ tình cảm của người đứng đầu trường dành cho học trò.

Từ sự nêu gương và các phong trào được phát động, nhiều việc làm ý nghĩa với các hình thức phong phú được thực hiện. Cụ thể như nhận đỡ đầu, nuôi dưỡng, giáo dục học sinh tại nhà với những em mồ côi, bố mẹ mắc bệnh hiểm nghèo, nhà quá khó khăn; tiêu biểu là các cô Đinh Thị Hạnh, Bàn Như Quỳnh, Trần Thanh Hoài, thầy Mai Đình Luyện, cùng nhiều thầy, cô khác nhận giúp đỡ học sinh học yếu, cá biệt tiến bộ. Chi bộ trường phối hợp với Ban CHQS huyện quyên góp, gây quỹ (trích lương mỗi đảng viên 30.000 - 50.000 đồng/tháng) nhận đỡ đầu, hỗ trợ, nuôi dưỡng 4 học sinh hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mỗi em được nhận 200.000 đồng/tháng. Tham gia cùng một số đơn vị nhận giúp đỡ nhân dân và học sinh xã Giáp Đắt. Không phải là trường chuyên biệt, nhưng trường hiện có 79 học sinh ở nội trú. Để các em tự nấu ăn không đảm bảo an toàn, trường đã thành lập bếp ăn tập thể và quản lý các em ở nội trú. Các thầy, cô cũng không quản đường xa đến tận nhà học sinh cách 50 - 60 km để tìm hiểu hoàn cảnh.

Hàng năm, BCH Đoàn trường phát động lễ ra quân làm sạch đường giao thông, chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ huyện, Tượng đài Anh hùng Triệu Phúc Lịch... Thành lập các CLB thể dục - thể thao, học tập, văn hóa, văn nghệ. Trường thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức, truyền thống, kỹ năng sống cho học sinh như: Ngoại khóa, nói chuyện chuyên đề về giao tiếp, ứng xử tuổi học trò; tình yêu và bạo lực học đường; thời đại công nghệ 4.0 với tuổi vị thành niên... Tổ chức hội thi kể chuyện Bác Hồ, thi tiểu phẩm về an toàn giao thông, phòng - chống tệ nạn xã hội... Các hoạt động là sân chơi bổ ích, góp phần xây dựng lớp thanh niên thời đại mới với các tiêu chí: bản lĩnh vững vàng, thanh lịch văn minh, tri thức phong phú, sức khỏe dồi dào, rèn luyện kỹ năng thành thạo.

Với những cố gắng, chi bộ trường hàng năm đạt trong sạch, vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trường được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen "Tập thể lao động xuất sắc”, Bộ GD&ĐT tặng bằng khen, UBND huyện công nhận đơn vị đạt chuẩn văn hóa... Năm học 2018 - 2019, có 2/2 giáo viên dự thi giáo viên giỏi cấp tỉnh đoạt giải, 9 học sinh đạt học sinh giỏi cấp tỉnh các môn văn hóa. Giải thể thao có 1 cá nhân lần thứ 4 đạt huy chương vàng toàn quốc Giải Việt dã Báo Tiền Phong... Là một tập thể đoàn kết, phát triển, trường đang phấn đấu và mong nhận được sự quan tâm để đạt trường chuẩn quốc gia vào năm 2020.

Cẩm Lệ


Các tin khác


Chiến sỹ công an làm theo lời Bác

(HBĐT) - Tuy còn trẻ tuổi, nhưng Thượng úy Nguyễn Thanh Tùng, cán bộ Đội Cảnh sát điều tra tội phạm (CSĐTTP) về hình sự - kinh tế - ma túy (Công an huyện Kỳ Sơn) đã nhận được sự tín nhiệm cao của lãnh đạo, sự tin tưởng và yêu quý của đồng nghiệp. Tùng cũng là tấm gương tiêu biểu, xuất sắc trong việc thực hiện Chỉ thị 05 với nội dung "Xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống nhân dân” của huyện Kỳ Sơn.

Xác định nội dung đột phá tạo chuyển biến rõ nét trong học tập Chỉ thị số 05

(HBĐT) - Hơn 2 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Huyện uỷ Tân Lạc đã triển khai đến các địa phương, đơn vị tổ chức học tập, quán triệt. Tỷ lệ đảng viên tham gia học tập chuyên đề đạt trên 96%; cán bộ cấp uỷ, lãnh đạo, quản lý các cấp tham gia đạt 100%. Cán bộ chưa là đảng viên tham gia đạt trên 75%. 100% cán bộ đăng ký học tập. Cán bộ, công chức cải tiến lề lối làm việc, thái độ phục vụ nhân dân. Nhờ đó, tình trạng quan liêu, xa rời quần chúng cơ bản được khắc phục, giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương

Ban CHQS huyện Lạc Sơn: Học Bác việc chăm lo đời sống nhân dân bằng những việc làm thiết thực

(HBĐT) - Trong căn nhà kiên cố, khang trang tại xóm Bãi Cát, xã Yên Phú (Lạc Sơn), thương binh hạng 1/4 Bùi Văn Bủi ngậm ngùi: Ngôi nhà cũ của gia đình tôi đã cũ nát, xuống cấp, có thể đổ sập bất cứ lúc nào. Nhưng bản thân tôi là thương binh, kinh tế gia đình rất eo hẹp, thuộc diện hộ nghèo nên không có khả năng tự xây dựng nhà mới. Thật may mắn gia đình tôi được Ban Chỉ huy quân sự (CHQS) huyện Lạc Sơn xây tặng ngôi nhà tình nghĩa trị giá hơn 70 triệu đồng. Nhờ vậy, cuộc sống gia đình đã bước sang một trang mới.

Mùa xuân Cụ Hồ

Trong cuộc đời 79 mùa xuân của Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, có 30 mùa xuân "Tha hương”, cộng thêm hai mùa xuân vừa tha hương vừa nằm trong ngục Tưởng Giới Thạch. Trong 30 mùa xuân cách xa Tổ quốc ấy cũng có hai lần đón xuân tại nhà tù Víctoria ở Hồng Kông và 5 cái tết ở trên đất Liên Xô, chỉ có đọc sách mà không được hoạt động nhiều (từ năm 1934 đến năm 1938).

Lan tỏa phong trào học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ ở huyện Yên Thủy

(HBĐT) - Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về "đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", huyện Yên Thủy đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, trở thành phong trào thi đua sâu rộng, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Các cơ quan, đơn vị, trường học, xóm, bản, khu dân cư xuất hiện ngày càng nhiều cách làm hay, kinh nghiệm quý, điển hình tiêu biểu trên các lĩnh vực.

Phụ nữ xã Hạ Bì học tập và làm theo Bác Hồ

(HBĐT) - Thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Hội LHPN xã Hạ Bì (Kim Bôi) đã triển khai nhiều phong trào thi đua thiết thực, thu hút đông đảo hội viên tham gia, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của mỗi cán bộ, hội viên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục