Chiến thắng Điện Biên Phủ đánh dấu bước ngoặt lớn trong công cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam; thể hiện ý chí đồng lòng trong lãnh đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc tổ chức, động viên một lực lượng to lớn, hàng vạn người vượt qua muôn vàn gian khó, ngày đêm bạt rừng xẻ núi, mở đường giao thông cho bộ đội, dân công chuyển quân, kéo pháo, vận chuyển vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm, lập nên chiến thắng kỳ tích.
Nhân dịp kỷ niêm 66 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, xin gửi đến bạn đọc những hình ảnh ấn tượng trong Chiến dịch ĐIện Biên Phủ:
Tại Tỉn Keo, xã Phú Đình, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên , Chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với các đồng chí trong Bộ Chính trị thông qua chủ trương, kế hoạch tác chiến Đông – Xuân (1953 – 1954), Quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ, ngày 6/12/1953.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí Đảng, Quân đội thăm hỏi các chiến sỹ lập chiến công trong Chiến dịch Điện Biên Phủ tại Giang Tiên, Phú Lương, Thái Nguyên.
Quân Pháp nhảy dù tăng cường lực lượng xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ tháng 12/1953.
Máy bay C47 – Dacota chuyển hàng xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ 1954.
Dân công Liên khu 3 san đá rải đường phục vụ xe vận chuyển hàng vào Điện Biên Phủ.
Dân công miền núi làm đường phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ, năm 1954.
Từng đoàn dân công ngụy trang gánh gạo ra tuyền tuyến, năm 1954.
Đoàn dân công xe đạp thồ vận chuyển hàng phục vụ bộ đội chiến đấu tại chiến trường Điện Biên Phủ, năm 1954.
Lá cờ quyết chiến quyết thắng của Hồ Chủ tịch được tung bay trên nóc hầm Sở chỉ huy của Tướng Đờ Cátơri ngày 7/5/1954.
Bộ đội giải phóng về tiếp quản Thủ đô Hà Nội ngày 10/10/1954.
Mít tinh chào mừng Trung ương Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh về Thủ đô tháng 1/1955.
Theo Kinhtedothi
(HBĐT) - Đến ngày 2/4, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và Sở Y tế đã tiếp nhận 186 công dân Việt Nam từ Hàn Quốc trở về khu vực cách ly phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại Trường Quân sự (nay là Trung đoàn T14) tỉnh Hòa Bình, vẫn đang được đảm bảo an toàn. Cán bộ, chiến sĩ đã bố trí chu đáo, đầy đủ về nhân lực, trang thiết bị, phương án đảm bảo ăn ở, sinh hoạt.
(HBĐT) - An Bang vốn được mệnh danh là "cô gái đẹp” khó tiếp cận nhất trong số các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Bởi, đảo quanh năm sóng vỗ dữ dội, những thuyền lớn không thể cập bờ, để vào đảo phải dùng xuồng nhỏ "bơi” trên những con sóng cao vài mét. Việc cập bến vào An Bang không dành cho người yếu tim. Chúng tôi may mắn trong chuyến công tác trước thềm xuân Canh Tý 2020 đã được đặt chân lên đảo và ghi lại những hình ảnh về đảo nổi khắc nghiệt nhưng vô cùng xinh đẹp này.
(HBĐT) - Dưới mái nhà Trường Quân sự tỉnh, 106 công dân thuộc 29 tỉnh, thành phố trở về từ vùng có dịch đã được các cán bộ, chiến sỹ, bác sỹ của tỉnh Hòa Bình đón tiếp, động viên, chăm sóc như người thân trong gia đình. Mọi lo lắng, căng thẳng, e ngại qua đi rất nhanh.
Kết thúc 14 ngày cách ly tập trung, 106/106 công dân đều khỏe mạnh, không có trường hợp nào dương tính với Covid-19. Các đây đúng 14 ngày, Hòa Bình đón các công dân khi trời còn tối mịt mù, mưa xối xả thì sáng nay Hòa Bình chia tay các bạn khi mưa đã tạnh, nắng hửng. Lưu luyến phút chia tay là những dòng lưu bút chất chứa tình cảm, những cái bắt tay siết chặt, những cái ôm đầy yêu thương và những lời cảm ơn từ tận đáy lòng…
Phóng viên Báo Hòa Bình ghi lại những khoảng khắc đáng nhớ
(HBĐT) - Đảo Hòn Chuối nằm cách đất liền gần 32km về phía Tây, thuộc huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Là một trong những đảo tiền tiêu quan trọng phía Tây Nam của Tổ quốc; 1 trong 5 đảo của Đề án xây dựng đảo Thanh niên (giai đoạn 2013-2020) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đảo Hòn Chuối có địa hình phức tạp. Người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề nuôi cá lồng và đánh bắt thủy sản. Trong chuyến hành trình trên vùng biển Tây Nam của Tổ quốc, phóng viên Báo Hòa Bình đã ghi lại những hình ảnh chân thực về quân dân đảo Hòn Chuối.
(HBĐT) - Ở quần đảo Trường Sa thân yêu, bóng đá, bóng chuyền là những môn được lính đảo luyện tập hàng ngày. Còn vào những ngày lễ, Tết, không khí trên đảo sôi nổi với nhiều môn thi đấu hấp dẫn. Trong đó có các môn thể thao truyền thống như kéo co, đẩy gậy hay không khí bớt sôi nổi, căng thẳng hơn bên những bàn cờ tướng, cờ vua. Ở những đảo chìm, với không gian nhỏ hơn, lính đảo còn sáng tạo ra những môn thể thao độc đáo.