Nông dân xã Trung Minh (thành phố Hòa Bình) tập trung cấy lúa kịp thời vụ.
(HBĐT) - Sau Tết, trong thời tiết nắng ấm thuận lợi, nông dân các địa phương trong tỉnh mở hội xuống đồng. Người lo cày cấy, người mải miết vun trồng, tất bật với công việc đồng áng… Tất cả làm nên khí thế ra quân lao động, sản xuất đầu vụ chiêm – xuân tưng bừng, hối hả trên khắp các huyện, thành phố.
Cánh đồng xóm Chanh Cả, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) rộn vang không khí lao động - sản xuất.
Khởi động vụ trồng mía trên đồng đất xã Nam Phong (Cao Phong).
Người trồng bí xanh xã Thanh Hối (Tân Lạc) bước vào thời kỳ chăm sóc cây trồng chính vụ.
Triển khai trồng từ trước Tết, hiện nay, ngô – cây trồng chủ lực ở vùng cao Đà Bắc đã lên xanh.
Người dân huyện Lạc Sơn triển khai vụ trồng rừng mới trong tiết trời thuận lợi.
Nông dân xã Mai Hạ (Mai Châu) ra quân làm thủy lợi nội đồng.
Bùi Minh
(HBĐT) - Mỗi năm vài ba lần chúng tôi du ngoạn vùng hồ Hoà Bình, nhưng không lần nào giống lần nào, mỗi thời gian, thời điểm khác nhau, những khoảnh khắc và nét đẹp ấn tượng của vùng hồ – nơi được nhiều du khách tới thăm quan ví như vịnh Hạ Long trên núi cũng khác nhau và vô cùng hấp dẫn, thú vị.
(HBĐT) - Hoa lau trắng ánh lên trong nắng chiều lượn quanh những cung đường mềm mại; những vạt lau bạt ngàn trên khúc sông, hiền hòa, mong manh trong gió… Mùa hoa lau đã rộ - mùa cảm xúc dạt dào và sức hút kỳ lạ của hoa lau với bao tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên…
(HBĐT) - Khi những bông đào, bông mai bung nở, ngô, thóc đầy bồ, đồng bào dân tộc Mông 2 xã Hang Kia và Pò Cò huyện vùng cao Mai Châu cũng bắt đầu ăn Tết. Tết của người Mông từ ngày 30/11 âm lịch và kéo dài trong 3 ngày nhưng những trò vui thì có thể sẽ còn kéo dài đến 10 ngày. Ngày Tết, người già, con trẻ dừng hết việc đồng áng để vui chơi. Thanh niên giã bánh dày, em nhỏ xúng xính trong những bộ quần áo truyền thống xuống đường đón Tết. Những lời chúc tụng cho một năm mới may mắn và những trò chơi dân gian không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của đồng bào Mông.
(HBĐT)- Quần thể di tích danh lam thắng cảnh núi Đầu Rồng (khu 3, thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong) với dãy núi này dài 1 km, độ cao xấp xỉ 200 m so với chân núi. Trong núi có nhiều hang động đẹp liên kết với nhau tạo thành quần thể. Mỗi hang động là kỳ quan tuyệt vời của tạo hoá với những cái tên như Hoa Sơn Thạch Động, Động không đáy, Phong Sơn Động, Hang nước, Động Thanh Thuỷ... Quần thể này đã được Bộ VH&TT&DL công nhận di tích cấp quốc gia, đã và đang tạo được ấn tượng với du khách. Dươí đây là một số hình ảnh về Hoa Sơn Thạch Động.
(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh có nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống. Là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Mường. Trong đó, văn hóa cồng chiêng đã theo suốt chiều dài lịch sử, chứng kiến bao sự đổi thay và ngày càng trở nên không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân. Tháng 10/2011, màn hòa tấu cồng chiêng tại Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh Hòa Bình được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục Guiness. Báo Hòa Bình xin giới thiệu một số hình ảnh về hoạt động văn hóa cồng chiêng của tỉnh.
(HBĐT) - Triển lãm ảnh nghệ thuật “Sắc màu Tây Bắc” là một trong những hoạt động nghệ thuật chính thức của Ngày hội VH-TT&DL các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII, năm 2013 sẽ diễn ra tại tỉnh ta vào trung tuần tháng 11. Triển lãm nhằm giới thiệu, quảng bá những hình ảnh đẹp, độc đáo về mảnh đất, con người và những nét văn hoá truyền thống của nhân dân các dân tộc vùng Tây Bắc. Qua đó nhằm tôn vinh các giá trị VH-TT&DL các tỉnh trong khi vực và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, góp phần xây dựng vùng Tây Bắc ngày càng giàu đẹp, đổi mới và hội nhập. Báo Hoà Bình xin giới thiệu một số tác phẩm đoạt giải cao của cuộc thi ảnh nghệ thuật, được treo tại triển lãm ảnh “Sắc màu Tây Bắc”.