(HBĐT) - Từ năm 2015-2016, ChildFund Việt Nam đã phối hợp với UBND huyện Kim Bôi triển khai dự án dân sinh giai đoạn I, góp phần khắc phục những khó khăn, tồn tại trong phát triển sinh kế. Để duy trì và phát huy những kết quả đạt được, từ năm 2016, ChildFund Việt Nam triển khai dự án dân sinh giai đoạn II (2016- 2019) "Nâng cao vai trò lãnh đạo kinh tế của phụ nữ dân tộc thiểu số tại 6 xã thuộc huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình”.
Để dự án đạt được kết quả như mong đợi, ngay từ
sau khi kết thúc giai đoạn I (2015- 2016), đội ngũ cán bộ phụ trách dự án đã
tiến hành điều tra, khảo sát và đánh giá các chủ đề liên quan về giới, vai trò
của phụ nữ ở các địa phương, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp để triển khai
cụ thể. Dự án được triển khai từ năm 2016 với những mục tiêu chính: Nâng cao
năng lực sản xuất, kinh doanh, liên kết thị trường cho 1.500 phụ nữ dân tộc
thiểu số; thúc đẩy tiếng nói của phụ nữ trong gia đình và cộng đồng, đồng thời
thay đổi nhận thức của chính quyền và cộng đồng về vị thế, vai trò lãnh đạo
kinh tế của phụ nữ tại các xã thuộc dự án.
Với tổng nguồn vốn đầu tư gần 7 tỷ đồng, cùng sự ủng
hộ từ địa phương, cộng đồng tại các vùng hưởng lợi từ dự án, 50 nhóm tiết kiệm
tín dụng đã và đang hoạt động từ giai đoạn I đến nay tiếp tục được phân bổ
nguồn vốn nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ các địa phương được tiếp cận vốn phát
triển kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Đồng
thời, dự án hỗ trợ 50% vốn cho phụ nữ phát triển kinh tế thông qua ngân hàng
trâu, bò, chăn nuôi gà thả vườn và nuôi ong lấy mật. Phụ nữ ở các địa phương
thường xuyên được tập huấn kiến thức chăn nuôi, chuyển giao KH-KT nhằm nâng cao
nhận thức, tư duy để đạt hiệu quả cao trong sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó,
đội ngũ cán bộ dự án thường xuyên phối hợp với các ngành, đoàn thể địa phương,
đội ngũ cán bộ KN-KL, hội LHPN tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo, hướng dẫn các
kỹ năng điều hành cuộc họp nhóm và thuyết trình trước đám đông.
Song song với hỗ trợ vốn, dự án đặc biệt chú trọng đến
việc bao tiêu sản phẩm và thị trường tiêu thụ. Sản phẩm sản xuất ra cần phải có
thị trường tiêu thụ ổn định. Để giải quyết vấn đề đó, dự án đã liên kết với các
cơ sở, vùng sản xuất theo chuỗi giá trị về thực phẩm sạch như Lương Sơn, Xuân
Mai, Hà Nội. Thường xuyên tổ chức các buổi thăm quan ở các tỉnh lân cận để phụ
nữ có cơ hội được học hỏi, tìm hiểu kỹ thuật, kết nối thị trường và tìm đầu ra
cho sản phẩm.
ông Mai Thế Long, quản lý vùng tại Văn phòng phát triển vùng Hòa Bình nhận
xét: Sau 1 năm triển khai, dự án đã đạt được một số kết quả nhất định. Đa phần
phụ nữ dân tộc thiểu số ở các xã thuộc dự án đều được trang bị kiến thức cơ bản
về sản xuất, kinh doanh, kết nối thị trường, đàm phán, quản lý sổ sách. Đồng
thời, được liên kết, kết nối với thị trường các tỉnh để tiêu thụ sản phẩm.
Nhiều phụ nữ sau khi được vay vốn bước đầu khẳng định được vai trò, vị thế của
mình trong phát triển kinh tế gia đình, đã khẳng định được năng lực và có tiếng
nói trong gia đình, cộng đồng. Không chỉ riêng phụ nữ mà các thành viên trong
gia đình và cả chính quyền địa phương cũng thay đổi được nhận thức, tư tưởng về
vai trò của người phụ nữ trong cuộc sống gia đình cũng như trong lao động sản
xuất. Tin tưởng rằng, dự án sẽ thay đổi cuộc sống, mở ra hướng đi mới cho nhiều
phụ nữ dân tộc thiểu số tại địa phương. Hiện nay, các thành viên và cán bộ phụ
trách dự án tiếp tục nỗ lực vận động, tuyên truyền, kết hợp với các ngành, đoàn
thể liên quan thường xuyên tập huấn kiến thức cho người dân địa phương, đặc
biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số để việc thực hiện dự án đạt được kết quả như
mong muốn.
Triển khai tại 6 xã của huyện Kim Bôi gồm: Nuông Dăm,
Cuối Hạ, Kim Truy, Thượng Tiến, Hợp Đồng, Đú Sáng, dự án dân sinh không chỉ cải
thiện cơ sở hạ tầng địa phương mà còn cải thiện cuộc sống người dân. Sau 1 năm
triển khai dự án, đã có trên 150 hộ có thành viên trong gia đình là phụ nữ dân
tộc thiểu số tham gia sản xuất, kinh doanh được tiếp cận nguồn vốn vay để phát
triển kinh tế gia đình. Đồng thời góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao thu
nhập các địa phương nói riêng và huyện Kim Bôi nói chung. Hiện, thu nhập bình
quân của toàn huyện đạt trên 18 triệu đồng/người/ năm, tỷ lệ hộ nghèo trên 25%.
Thu Hằng
(HBĐT) - Khu tái định cư xóm Lau Bai, xã Vầy Nưa (Đà Bắc) được đầu tư đồng bộ về hạ tầng, đã đón các hộ dân nằm trong vùng nguy cơ cao sạt lở đất, đá về sinh sống. Bà con phấn khởi, yên tâm ở nơi mới và bắt tay vào khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống.
Chiều 21-3, Ban thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã họp bất thường để xử lý tin đồn thất thiệt, gây hoang mang dư luận liên quan đến ông Đỗ Trọng Hưng - phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh.
(HBĐT) - Chiều 20/3/2018, Huyện ủy Lương Sơn đã tổ chức trao quyết định công nhận người hoạt động cách mạng từ 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa Tháng 8/1945 đã hy sinh, từ trần cho thân nhân gia đình ông Đinh Công Niết ở xóm Mỏ, thị trấn Lương Sơn.
(HBĐT) - Mua sắm trực tuyến trên mạng xã hội tiếp tục "nóng”. Cùng với hàng chục triệu người Việt Nam, đông đảo người tiêu dùng trong tỉnh cũng hào hứng với kênh mua sắm hữu dụng này. Tuy nhiên, bên cạnh sự tiện lợi, hoạt động này phát sinh một số vấn đề bất cập trong quản lý kinh doanh, bán hàng, thậm chí có cả diễn biến buôn bán mang tính chất lừa đảo.
(HBĐT) - Sáng 20/3, Quỹ tín dụng nhân dân (TDND) liên phường Phương Lâm - Đồng Tiến (Thành phố Hòa Bình) tổ chức Đại hội thường niên tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018. Dự Đại hội có lãnh đạo NHNN, lãnh đạo 2 phường cùng 183 đại biểu thành viên.
(HBĐT) - Duy trì công tác tiếp công dân (TCD), tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo (KN-TC), kiến nghị, phản ánh kịp thời, đúng quy định. Đôn đốc các phòng, ban chuyên môn của huyện, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn trong việc TCD, giải quyết đơn, thư KN-TC, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền, tránh để tồn đọng kéo dài… Đó là những việc cụ thể Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn Trần Hải Lâm đã đưa ra cho năm 2018 nhằm giải quyết kịp thời những vấn đề nổi cộm, bức xúc trong nhân dân.